Khan hiếm nhân lực CNTT

on .

Ngành công nghệ thông tin đang cần nguồn nhân lực lớn để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng đang tăng cao

Mục tiêu của Chính phủ đặt ra là đến năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin (CNTT). Theo thống kê được thực hiện trong năm 2014 của Vụ CNTT - Bộ Thông tin và Truyền thông, đến năm 2020, 400 trường ĐH, CĐ chỉ có thể đào tạo khoảng 600.000 sinh viên (SV). Tuy nhiên, theo thống kê của Viện Chiến lược CNTT (Bộ Thông tin và Truyền thông), hiện 72% SV ngành CNTT không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, chỉ khoảng 15% SV mới tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp (DN).

Nhu cầu tuyển dụng các mảng lập trình di động, game, quản lý website... tăng cao

Lập trình di động “có giá”

Theo số liệu khảo sát gần 22.000 người của trang tuyển dụng VietnamWorks trong năm 2014, ngành CNTT đã trở lại tốp 10 ngành nghề được quan tâm nhất (cùng với bán hàng, kế toán, marketing/PR, ngân hàng, dầu khí...). Theo thống kê trên trang Timviecnhanh.com, tính đến tháng 1-2015, hiện có khoảng 20.000 hồ sơ ứng viên ngành CNTT, trong đó 60% chuyên ngành kỹ thuật - khoa học máy tính, hệ thống thông tin và lưu trữ dữ liệu; 23% lập trình phần mềm quản lý, website, game; 17% ứng dụng phần mềm di động.

Tân giáo sư trẻ nhất sinh năm 1977

on .

Người trẻ nhất được công nhận chức danh giáo sư năm 2014 là ông Phan Thanh Sơn Nam, ngành hóa học - ĐH Quốc gia TP.HCM. Ông Phan Thanh Sơn Nam sinh ngày 9/10/1977.

GS Phan Thanh Sơn Nam.

Tại kỳ họp thứ nhất Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2014 - 2019 diễn ra trong hai ngày 13 và 14/1, hội đồng đã xét, bỏ phiếu và quyết nghị công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm 2014 cho 59 tân GS và 585 tân PGS.

IBM đầu tư hơn 1 tỷ đô la Mỹ nghiên cứu siêu máy tính xử lý hơn 30.000 giao dịch mỗi giây

on .

Chiếc máy mainframe này giống một tủ lạnh hay sản phẩm dân dụng hơn là mục đích chuyên dụng của nó.

Thương mại điện tử càng phát triển thì người ta càng cần những siêu máy tính mạnh hơn để xử lý chúng vì chỉ cần máy tính chậm trễ hay gặp lỗi vì quá tải thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Lấy ví dụ nếu như trang web của bạn đang thực hiện 5000 khuyến mại, nếu có 5001 người bấm nút mua cùng một lúc thì sẽ rất khó để máy tính xử lý, có thể sẽ xảy ra lỗi hoặc toàn bộ người đều được hưởng khuyến mại đó, ảnh hưởng tới công ty...

An ninh mạng 2014: “Nóng” câu chuyện dữ liệu

on .

Cho đến tận những ngày cuối năm, câu chuyện Sony bị tấn công và lấy cắp nhiều dữ liệu bí mật vẫn còn được cả thế giới nhắc đến…Đây cũng là điểm nhấn an ninh mạng 2014.

Câu chuyện Sony bị đánh cắp dữ liệu là sự kiện an ninh mạng nổi bật năm 2014.

“Nóng” chuyện dữ liệu

Điểm nhấn đầu tiên của năm 2014, đó chính là các vụ tấn công đánh cắp hoặc phá hủy dữ liệu xảy ra dồn dập. Hầu hết các vụ đình đám đều được nhắc với những dấu ấn “lớn nhất” hoặc “lần đầu tiên trong lịch sử”.

Thêm lý do không dùng máy tính nơi công cộng

on .

Ngồi máy tính nơi công cộng như quán cà phê, bạn gõ gì, hacker đều lấy được qua một thiết bị nhỏ như cục sạc.

Dùng máy tính và mạng không dây không được bảo vệ an toàn tại các nơi công cộng có thể khiến mình trở thành nạn nhân của kẻ xấu - Ảnh minh họa: Shutterstock

Thiết bị mang tên KeySweeper do một nhà nghiên cứu bảo mật Samy Kamkar chế tạo ra, với mục đích cảnh báo về mức độ an toàn của các sản phẩm dùng mạng không dây, và hi vọng có những cơ chế bảo vệ, mã hóa mới.

KeySweeper có kiểu dáng một bộ sạc điện USB của laptop hay tablet cắm vào ổ điện trên tường, nhưng bên trong ẩn chứa khá nhiều "vũ khí" như bắt gói dữ liệu (*), giải mã, bản lưu (log), và ghi nhận các thao tác bàn phím của mục tiêu, sao lưu các dữ liệu này vào bên trong cũng như sao lưu trực tuyến.