Phần mềm nguồn mở và cái giá phải trả

on .

(PCWorldVN) Đối với một công ty phần mềm nguồn mở thành công, thiếu quy trình xử lý không phải là cái giá quá đắt để tạo ra một sản phẩm tuyệt vời.

"Nguồn mở" có ở mọi nơi, nhưng danh từ này dường như còn khá mơ hồ. Phần mềm miễn phí  và nguồn mởthường rất thu hút các công ty phần cứng lẫn phần mềm vì nó là chọn lựa "ngon, bổ, rẻ", ngoài ra còn cho doanh nghiệp phát triển phần mềm tiếp cận được với cộng đồng nhà phát triển và người dùng, giúp giảm chi phí và có được các cơ hội đầu vào chất lượng cao từ nhiều nguồn khác nhau.

Chàng sinh viên khiếm thị giành học bổng hơn 700 triệu

on .

Là sinh viên khiếm thị duy nhất giành được học bổng toàn phần của ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam trong năm nay, Nguyễn Thành Vinh đã nỗ lực rất nhiều để có thể vượt qua các đối thủ khác trong cuộc thi.

Sinh ra vốn là đứa trẻ lành lặn trong một gia đình có hai anh em ở tỉnh Long An. 19 tháng tuổi, trong lúc đang cầm ly sữa bằng thủy tinh đứng trên giường thì Vinh ngã xuống đất, bị mảnh vỡ găm vào mắt và vĩnh viễn cướp đi ánh sáng của cậu bé.

Cần làm gì để cải thiện năng suất lao động?

on .

Năng suất lao động của VN năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, do không hiểu hết cách tính, nên có ý kiến phát biểu rằng do trình độ lao động nghề nghiệp của VN thấp là nguyên nhân chính của tình trạng trên.

Đó là phát biểu của Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân tại phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015 tại kỳ họp Quốc hội chiều 30-10.

Theo Thông cáo báo chí ngày 9-5-2014 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc khoảng 10 lần.

Các doanh nghiệp Việt Nam đem gì đến Diễn đàn CNTT ASOCIO 2014?

on .

ICTnews - Hôm qua, 29/10/2014, Diễn đàn cấp cao CNTT Việt Nam ASOCIO 2014 chính thức khai mạc tại Hà Nội. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu những sản phẩm nổi bật của mình với bạn bè khu vực và thế giới.

Diễn đàn Cấp cao CNTT và Truyền thông châu Á - châu Đại Dương (ASOCIO ICT Summit 2014) là sự kiện thường niên và quan trọng về các vấn đề CNTT trong khu vực. Diễn đàn lần này được tổ chức tại Việt Nam chính là cơ hội cho các doanh nghiệp CNTT của Việt Nam giới thiệu những sản phẩm CNTT của mình tới bạn bè trong khu vực và trên thế giới.

Hãy cùng ICTnews điểm qua những sản phẩm CNTT tiêu biểu các đơn vị đem đến ASOCIO ICT Summit 2014:

Viettel đã mang đến ASOCIO ICT Summit 2014 giải pháp áp dụng CNTT vào các lĩnh vực như Giao thông, Du lịch, Nông nghiệp, Giáo dục và Y tế.

VNPT giới thiệu giải pháp phát triển CNTT cho giáo dục và hệ thống dịch vụ công.

F-Soft đem đến hệ thống giao tiếp thông minh.

Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC đưa CNTT vào truyền hình, truyền thông và thương mại điện tử.

Công ty phần mềm Seta International đem đến những dịch vụ liên quan đến CNTT như: thiết kế đồ họa, thiết kế website, đào tạo tin học, tư vấn CNTT.

Giải pháp OEP của Công ty phần mềm Hanel.

Công ty phần mềm AdvanTech giới thiệu hệ thống phần mềm ứng dụng mô phỏng thực tế.

Tạp chí Nhịp Sống Số góp phần truyền tải thông tin về CNTT tới đông đảo mọi người.

Công ty truyền thông Chunghwa Telecom Đài Loan cũng tham gia Diễn đàn lần này với công nghệ giao tiếp thông minh.

Bản đồ đại học tỷ phú

on .

Có phải những người siêu giàu thường được ăn học đàng hoàng hơn? Hay họ là những người dũng cảm bỏ học để tập trung vào việc kinh doanh kiếm tiền?

  

Top 10 trường “đại học tỷ phú”:
1. University of Pennsylvania;
2. Harvard University;
3. Yale University;
4. University of Southern California;
5. Princeton University;
6. Cornell University;
7. Stanford University;
8. University of California, Berkeley;
9. University of Mumbai;
10. London School of Economics.

Theo một điều tra toàn cầu, gần 2/3 các tỷ phú USD có bằng đại học. Điều đó có nghĩa rằng ngay cả đối với các nước nơi sinh viên có trình độ chuyên môn cao, các tỷ phú cũng chủ yếu là những người đã theo học đại học. Tại Anh, hơn 4/5 tỷ phú đã học đại học.

Cái nhìn về trình độ học vấn của các tỷ phú vừa được đưa ra trong khảo sát Wealth-X và UBS Billionaire Census, do Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) và Công ty Tình báo tài chính Wealth-X có trụ sở ở Singapore hợp tác sản xuất. Khảo sát điều tra về tài sản và hậu trường của hơn 2.300 tỷ phú (có tài sản ít nhất 1 tỷ USD) khắp thế giới. Kết quả khảo sát cho thấy không có nhiều tỷ phú thất học như một số người vẫn đồn thổi. Ngoài việc phần đông tỷ phú đều học đại học, có tới 1/4 tỷ phú có trình độ sau đại học và hơn 10% có bằng tiến sĩ.

“Bản đồ đại học tỷ phú” cũng cho thấy những tỷ phú USD rất có thể đã theo học ở những trường danh giá nhất. Top 20 trường đại học hàng đầu các tỷ phú toàn cầu từng theo học có đa số là các trường, viện danh giá ở Hoa Kỳ, chiếm tới 16 vị trí. Dẫn đầu danh sách này là Đại học Pennsylvania tiếp đó là Harvard, Yale, Southern California, Princeton, Cornell và Stanford. Và cách kiếm tiền phổ biến nhất của giới tỷ phú là trong lĩnh vực tài chính, thông qua các thị trường tài chính, ngân hàng và đầu tư.

Nhưng cũng có một số dấu hiệu cho thấy vị trí địa lý của các siêu giàu đang thay đổi. Như Đại học Mumbai của Ấn Độ ở vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng. Anh chỉ có 1 trường đại học trong danh sách này, là Trường Kinh tế London, ở vị trí thứ 10, các đại học trứ danh như Oxford hay Cambridge không có mặt. Dù các trường ở Hoa Kỳ chiếm đa số, nhưng không có nghĩa Hoa Kỳ “sản xuất” nhiều tỷ phú hơn. Hơn 1/4 những tỷ phú từng theo học ở các trường đại học Hoa Kỳ đến từ các nước khác. Tỷ lệ này lên tới 39% đối với trình độ trên đại học.

 

Đại học Pennsylvania, nơi cho ra lò nhiều tỷ phú nhất thế giới.

Trong các hoạt động từ thiện của giới tỷ phú, giáo dục chiếm một phần lớn. Hơn 1/2 số tỷ phú toàn cầu tham gia vào các dự án từ thiện và phần lớn nhất là giáo dục, trong đó giáo dục ở trình độ cao có phần nổi trội. Điều này giải thích tại sao Đại học Harvard có thể huy động tới 6,5 tỷ USD.

Khảo sát cũng cho thấy những người siêu giàu thường tập trung ở một số thành phố nhất định. Hơn 40% tỷ phú châu Âu sống trong 10 thành phố, dẫn đầu là Moscow và London. Trên toàn cầu, New York là nơi có nhiều tỷ phú nhất. Khảo sát cũng cho thấy một số thực tiễn ngược đời. Chẳng hạn, Nigeria là nơi trẻ em thất học nhiều nhất, nhưng lại là nơi có nhiều tỷ phú nhất ở châu Phi.

Từ trước đến nay, đã có nhiều nghiên cứu toàn cầu của các tổ chức như OECD chỉ ra rằng học đại học đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao cơ hội tìm được một việc làm lương cao. Những nghiên cứu như vậy đã bác bỏ ý tưởng rằng không học đại học có thể là một động thái thông minh hơn, hay giá trị của văn bằng đại học không bằng giá trị tiền học phí.

Frank Furedi, tác giả của nghiên cứu mới nhất, cho biết một trong những bí mật lớn là sự gia tăng cách biệt giữa các đại học top đầu và phần còn lại. “Các đại học hàng đầu đã trở thành những sân chơi toàn cầu nơi những gương mặt tài ba hội tụ” - GS. Furedi nói.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Ban-do-dai-hoc-ty-phu/107/15150660.epi