NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Thông tin về Buổi tư vấn tuyển sinh CTĐT trình độ thạc sĩ đợt 2/2023

on .

Kính gửi quý đọc giả,

Khoa Khoa học và Kỹ thuật Thông tin kính chuyển đến quý đọc giả thông tin về công tác tư vấn tuyển sinh SĐH đợt 2/2023, trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG Hồ Chí Minh, chi tiết như sau:
 
Bạn muốn tìm hiểu về các ngành đào tạo thạc sĩ của Trường ĐH Công nghệ Thông tin?
 
* Bạn muốn tìm hiểu về tuyển sinh năm 2023 không còn thi tuyển?
* Bạn muốn biết xét tuyển và tuyển thẳng khác nhau thế nào?
* Bạn muốn biết về học phí, và các chế độ học bổng, hỗ trợ NCKH?

Mời các bạn đến tham dự buổi tư vấn tuyển sinh CTĐT trình độ thạc sĩ của Trường ĐH Công nghệ Thông tin vào thứ năm ngày 28/9/2023
Thời gian : 10g30 -11g30
Địa điểm : Phòng E2.4- Trường ĐH CNTT-KP6-P Linh Trung, TP. Thủ Đức, TP.HCM.

Nội dung: PGS. TS. Lê Đình Duy - Trưởng phòng Đào tạo Sau Đại học và Khoa học Công nghệ sẽ tư vấn và giải đáp tất cả thắc mắc của các bạn.

 Đăng ký tham gia tại đây: https://bom.so/kHTUfF   

LH : Cô Tuyết Minh (0918302372) để tư vấn thêm. 
 
Trân trọng./.
Khoa Khoa học và Kỹ thuật Thông tin.

Những tác động tiêu cực của trí tuệ nhân tạo đến trẻ em

on .

Một số rủi ro mà các công cụ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tác động tới trẻ em. Đầu tiên là việc trẻ em có thể tiếp cận thông tin không phù hợp.

Những thông tin từ các ứng dụng tích hợp như ChatGPT cung cấp cho người dùng là thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet bao gồm có cả thông tin chính xác và không chính xác, thậm chí là không được chọn lọc, đánh giá, sàng lọc theo độ tuổi của người sử dụng để đề xuất câu trả lời phù hợp. Vì thế, trẻ em rất có thể sẽ tiếp cận những thông tin không phù hợp với lứa tuổi hoặc có chứa nội dung bạo lực.

Bên cạnh đó, trẻ em còn có nguy cơ rò rỉ thông tin riêng tư, thông tin cá nhân trên mạng, dễ trở thành nạn nhân của các vụ xâm nhập dữ liệu trái phép khi sử dụng những ứng dụng chỉnh sửa ảnh, ứng dụng trò chuyện - chatbot.

Rủi ro tiếp theo chính là việc trẻ em có thể bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia các thử thách nguy hiểm trên mạng. Quá phụ thuộc vào AI làm giảm khả năng học tập, nghiên cứu và làm việc chủ động của trẻ. Ngoài ra, việc tiếp xúc với chatbot từ khi còn quá nhỏ, trẻ sẽ lầm tưởng trí tuệ nhân tạo là người bạn thật sự và hành động theo lời khuyên của AI. Trong khi đó, những lời khuyên này có thể bao gồm nội dung thiên vị, không chính xác, có hại hoặc gây hiểu nhầm.

Để giảm thiểu các rủi ro của AI tác động đến trẻ, cần giáo dục giúp trẻ nâng cao nhận thức, nhận biết được các rủi ro và cần hướng dẫn trẻ tuân thủ quy tắc, biện pháp an toàn khi sử dụng internet, từ đó tự bảo vệ mình trên môi trường mạng.

Nguyễn Phúc

Nguồn: https://hanoimoi.vn/nhung-tac-dong-tieu-cuc-cua-tri-tue-nhan-tao-den-tre-em-647790.html

VINH DANH CÁC VẬN ĐỘNG VIÊN ĐẠT THÀNH TÍCH CAO TRONG HỘI THAO SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN 14 NĂM 2024

on .

 VINH DANH CÁC VẬN ĐỘNG VIÊN ĐẠT THÀNH TÍCH CAO 

TRONG HỘI THAO SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 

LẦN 14 NĂM 2024

 

Trải qua hơn 06 tháng tổ chức, Hội thao Sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh lần 14 năm 2024 đã diễn ra lễ bế mạc vào sáng ngày 05/10/2024, đánh dấu một mùa giải đầy sôi động và thành công rực rỡ.

Chúc mừng đội tuyển vận động viên Khoa Khoa học và Kỹ thuật Thông tin đã đạt thành tích cao ở nhiều bộ môn thi đấu như sau:

Bộ môn Cầu lông, Bóng bàn, Bowling:

MSSV Họ tên VĐV Lớp Bộ môn Thành tích
22521454 Đường Thị Mộng Thúy KHDL2022 Cầu lông Giải nhất Đôi nam nữ
23520751 Nguyễn Ngọc Đăng Khoa CNNB2023.1 Bóng bàn Giải nhì Đồng đội nam
23521617 Nguyễn Vũ Thùy Trâm KHDL2023 Bowling Giải ba Đồng đội nam nữ

Bộ môn Bóng đá nam:

MSSV Họ tên VĐV Lớp Thành tích
20520412 Lê Nam Bình CNTT2020 Giải ba
21522068 Dương Công Hiếu CNTT2021 Giải ba
22520845 Trần Gia Mẫn CNTT2022.1 Giải ba
22521426 Ngụy Ngọc Thoáng CNTT2022.2 Giải ba
22521712 Pơloong Xim CNTT2022.2 Giải ba
23520314 Phạm Viết Đức CNTT2023.1 Giải ba
23521647 Phan Hữu Trí CNTT2023.2 Giải ba

Một số hình ảnh của giải đấu:

Attachments:
Download this file (BongDa.jpg)bongda[bongda]332 kB
Download this file (CauLong.jpg)caulong[caulong]313 kB

Đưa ngành vi mạch bán dẫn Việt Nam ra thế giới

on .

Ngành vi mạch, bán dẫn của Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Ngày 6-9, Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) ra mắt Trung tâm điện tử, vi mạch bán dẫn (ESC). Việc ra mắt trung tâm này có ý nghĩa rất quan trọng, cả về khía cạnh chính trị, ngoại giao lẫn khía cạnh chiến lược phát triển kinh tế khi Việt Nam (VN) đang đứng trước “cơ hội vàng” để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu trong ngành công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông.

Cơ hội “trăm năm có một”

Nói về tầm quan trọng của công nghệ bán dẫn, PGS-TS Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM, trích lời của Pasquale Pistorio, cựu Chủ tịch Tập đoàn vi mạch điện tử SGS Thomson Microelectronics vào năm 1989, “Không một xã hội công nghiệp mạnh nào có thể tồn tại nếu thiếu ngành công nghiệp điện tử mạnh, năng động… và một ngành công nghiệp điện tử mạnh không thể tồn tại nếu thiếu vắng sự tiếp cận có kiểm soát đối với công nghệ bán dẫn tiên tiến”.

VN đã có những cột mốc quan trong đánh dấu nỗ lực trong phát triển vi mạch bán dẫn. Đầu tiên phải kể đến dự án Z181 do GS Trần Đại Nghĩa dẫn dắt vào giai đoạn ngay sau khi thống nhất đất nước năm 1975. Cột mốc thứ hai chính là Intel quyết định đầu tư vào SHTP cách đây 17 năm. Cũng trong giai đoạn này, ĐH Quốc gia TP.HCM thành lập Trung tâm đào tạo và thiết kế vi mạch (ICDREC) và Phòng thí nghiệm công nghệ nano (LNT), nay là Viện Công nghệ nano (INT).

Trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, các “ông lớn” của thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Anh… để đảm bảo tính bền vững trong phát triển ngành vi mạch, bán dẫn đã có những bước đi nhằm tái cấu trúc, xây dựng lại các chuỗi cung ứng ngành này. Đặc biệt, đối đầu chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc, trong đó có lĩnh vực kinh tế cũng đưa vi mạch, bán dẫn vào “cuộc chiến”, khiến chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên bất ổn hơn bao giờ hết.

Trong “cuộc đua” tham gia vào chuỗi giá trị quan trọng này, theo ông Thi, VN đang đứng trước những cơ hội “trăm năm có một” nhờ vào lợi thế cạnh tranh về địa chính trị, nền kinh tế cởi mở và hội nhập, các nền tảng về nguồn nhân lực và những tích lũy khác được tạo ra trong suốt 20 năm qua của ngành công nghiệp vi mạch, bán dẫn. Ví dụ về nghiên cứu, tính đến hết năm 2022, cả nước có hơn 1.000 bài báo khoa học được công bố quốc tế ở ngành công nghiệp bán dẫn, gần 650 bài báo khoa học được công bố quốc tế liên quan đến lĩnh vực vi mạch, có khoảng 5.000 kỹ sư có chuyên môn trong lĩnh vực thiết kế vi mạch (trong đó, 85% ở TP.HCM).

VN cũng đã đón nhận sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư liên quan đến chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng vi mạch như nhà đầu tư chiến lược Intel tại SHTP; một số doanh nghiệp thiết kế vi mạch của Hàn Quốc đến VN cùng với Samsung. “Tất cả chỉ số về hoạt động, đầu tư, quy mô vốn, nhu cầu thị trường… đều có thể cho thấy quy mô của ngành điện tử VN có thể nói là đã đủ lớn để tạo ra hệ sinh thái phát triển của ngành vi mạch bán dẫn ở VN, mà trước tiên sẽ nằm ở các khâu thiết kế và đóng gói” - ông Thi cho biết.

PGS-TS Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam