NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Tại sao một số ứng dụng Android lại tốn pin?

on .

Không cần mở, không cần thao tác, một số ứng dụng Android vẫn âm thầm tiêu tốn tài nguyên điện thoại mỗi giờ, mỗi ngày.

Vấn đề không chỉ nằm ở cách bạn sử dụng điện thoại, mà còn đến từ chính các ứng dụng Android đang âm thầm hoạt động trong nền, tiêu tốn tài nguyên mà người dùng không hề hay biết.

1. Ứng dụng Android hoạt động nền

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến pin và dữ liệu di động cạn kiệt chính là các hoạt động nền của ứng dụng. Ngay cả khi bạn đã thoát ứng dụng, nhiều phần mềm vẫn tiếp tục làm mới dữ liệu, đồng bộ với máy chủ, tải trước nội dung… để khởi động nhanh hơn.

Các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok thường xuyên làm mới nội dung để hiển thị tin mới ngay khi người dùng mở lại. Tương tự, ứng dụng Gmail cũng liên tục kiểm tra hộp thư để đảm bảo bạn không bỏ lỡ thư quan trọng, điều này khiến điện thoại tốn pin và dữ liệu di động nhiều hơn.

  Các ứng dụng Android âm thầm tiêu tốn pin trên điện thoại. Ảnh minh họa

Các ứng dụng Android âm thầm tiêu tốn pin trên điện thoại. Ảnh minh họa 

2. Các ứng dụng phụ thuộc vị trí

Các ứng dụng như Google Maps, Grab, Waze hoặc bất kỳ phần mềm nào dựa trên định vị đều cần cập nhật vị trí theo thời gian thực. Điều này đồng nghĩa với việc chúng phải liên tục kết nối tới vệ tinh hoặc trạm phát sóng để xác định tọa độ người dùng.

Bên cạnh đó, dữ liệu bản đồ, thông tin giao thông hoặc tình hình thời tiết cũng được cập nhật thường xuyên, dẫn đến mức độ tiêu thụ pin và dữ liệu cao hơn nhiều so với các ứng dụng thông thường.

 

3. VPN: bảo mật tăng, nhưng tiêu hao cũng nhiều hơn

VPN (mạng riêng ảo) ngày càng phổ biến nhờ khả năng mã hóa kết nối, bảo vệ quyền riêng tư và truy cập nội dung bị giới hạn. Tuy nhiên, quá trình mã hóa này cũng làm tăng lưu lượng dữ liệu truyền tải.

Theo NordVPN, khi kích hoạt VPN, người dùng có thể phải chịu mức tiêu thụ dữ liệu cao hơn từ 4 đến 20%. Đặc biệt khi kết hợp với các ứng dụng nặng dữ liệu như xem phim, nghe nhạc, mức tiêu hao có thể nhân lên nhiều lần.

4. Thông báo đẩy

Thông báo đẩy (push notification) giúp người dùng cập nhật tin tức, tin nhắn và sự kiện mới ngay khi xảy ra. Tuy nhiên, để làm được điều này, ứng dụng phải liên tục duy trì kết nối với máy chủ.

Kết quả là dù chỉ vài thông báo mỗi ngày, ứng dụng Android vẫn tiêu tốn dữ liệu và duy trì hoạt động nền, ảnh hưởng trực tiếp đến thời lượng pin.

5. Ứng dụng giải trí trực tuyến

Ngay cả khi người dùng không chủ động xem video hay nghe nhạc, các ứng dụng như YouTube, Netflix, Spotify hay Disney+… vẫn có thể tải đệm (buffering) hoặc cập nhật nội dung mới, đồng bộ thư viện, kiểm tra kết nối, khiến dữ liệu tiêu hao đáng kể ở chế độ nền.

Spotify còn có thể tiếp tục phát nhạc dù màn hình đã tắt, đồng thời đồng bộ hóa danh sách phát cá nhân. Tùy vào chất lượng âm thanh được cài đặt, mỗi bài hát có thể tiêu thụ từ 0,72 MB đến gần 10 MB.

 Nhiều ứng dụng Android vẫn âm thầm ngốn pin trong nền. Ảnh: Android Police  

Nhiều ứng dụng Android vẫn âm thầm ngốn pin trong nền. Ảnh: Android Police 

6. Tự động phát video

Không chỉ riêng YouTube, nhiều ứng dụng mạng xã hội hiện nay đều có tính năng tự động phát video trong nguồn cấp dữ liệu. Điều này giúp trải nghiệm liền mạch hơn, nhưng cũng khiến dữ liệu bị tiêu hao ngay cả khi bạn chỉ lướt qua nội dung.

7. Google Play Store

Google Play Store thường xuyên kiểm tra và tự động cập nhật ứng dụng. Nếu bạn không thiết lập giới hạn hoặc chỉ cho phép cập nhật khi kết nối WiFi, điện thoại có thể âm thầm tải hàng loạt bản cập nhật, khiến dữ liệu di động bị tiêu hao đáng kể.

 

8. Phần mềm độc hại

Một số ứng dụng tưởng chừng hợp pháp nhưng lại thu thập dữ liệu, hiển thị quảng cáo ẩn, thậm chí gửi thông tin đến máy chủ bên thứ ba. Các loại phần mềm gián điệp, quảng cáo (adware), mã độc hoặc trojan không chỉ gây nguy cơ mất an toàn thông tin mà còn làm tăng hoạt động nền, tiêu hao dữ liệu và pin không kiểm soát.

Làm sao để quản lý hiệu quả?

Để kiểm soát tình trạng ứng dụng Android tiêu tốn tài nguyên, người dùng nên thường xuyên kiểm tra quyền truy cập của từng ứng dụng, tắt các tính năng làm mới trong nền nếu không cần thiết, giới hạn cập nhật tự động từ Play Store và cân nhắc gỡ bỏ những ứng dụng ít sử dụng.

Ngoài ra, bạn cũng nên bật chế độ tiết kiệm dữ liệu, sử dụng WiFi khi có thể và theo dõi lượng sử dụng dữ liệu trong phần cài đặt.

Tiểu Minh

Kết quả quay số trúng thưởng Khảo sát Tình hình thi Chứng chỉ Ngoại ngữ

on .

KẾT QUẢ QUAY SỐ TRÚNG THƯỞNG – KHẢO SÁT TÌNH HÌNH THI CHỨNG CHỈ NGOẠI NGỮ

Khoa Khoa học và Kỹ thuật Thông tin xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên đã nhiệt tình tham gia khảo sát về tình hình học và thi chứng chỉ Ngoại ngữ trong thời gian qua. Những ý kiến đóng góp của các bạn là cơ sở quan trọng để Khoa có những điều chỉnh phù hợp hơn trong tương lai.

Đặc biệt, BTC đã tiến hành quay số may mắn cho những bạn hoàn thành khảo sát đúng hạn và hợp lệ. Xin chúc mừng các bạn có tên dưới đây:

1. Giải Nhất: Phạm Minh Trí – 24521842

2. Giải Nhì: Hoắc Công Minh – 21522334

3. Giải Khuyến khích:
- Trần Ngọc Khả Hân – 23520438
- Nguyễn Cương Lĩnh – 22520767
- Nguyễn Trí Kỳ –24550024

Một lần nữa, cảm ơn sự hưởng ứng của các bạn cho khảo sát lần này.

Chúc các bạn học tốt!

Người dùng điện thoại Samsung nên cập nhật ngay lập tức

on .

Mới đây, Samsung đã chính thức phát hành bản cập nhật bảo mật tháng 6 năm 2025, giúp giải quyết 19 lỗ hổng và nhiều lỗi nghiêm trọng.

Dòng Samsung Galaxy S25 (S25, S25+, Ultra) sẽ là những thiết bị đầu tiên nhận được bản cập nhật bảo mật tháng 6, bắt đầu tại Hàn Quốc và sẽ triển khai sớm trên toàn cầu.

Bản cập nhật bảo mật tháng 6 năm 2025 được phát hành để giải quyết một loạt các điểm yếu tiềm ẩn, bao gồm 19 lỗ hổng bảo mật dành riêng cho Samsung, và nhiều lỗi hệ điều hành Android có nguy cơ cao. Các lỗi này cho phép những kẻ tấn công truy cập thông tin nhạy cảm, gây hỏng bộ nhớ hoặc thậm chí truy cập trái phép vào dữ liệu của bạn, bao gồm thông tin chi tiết trong Samsung Cloud dành cho người dùng Galaxy Watch.

Người dùng điện thoại Samsung được khuyến cáo cập nhật bảo mật càng sớm càng tốt.

Người dùng điện thoại Samsung được khuyến cáo cài đặt bản cập nhật bảo mật càng sớm càng tốt. Nếu đang sở hữu Galaxy S25, S25+ hoặc S25 Ultra, bạn hãy truy cập vào Settings (cài đặt) - Software Update (cập nhật phần mềm) - Download and Install (tải xuống và cài đặt).

Tiểu Minh

Nguồn: https://baomoi.com/nguoi-dung-dien-thoai-samsung-nen-cap-nhat-ngay-lap-tuc-c52474137.epi

Quan hệ gần gũi với Trung Quốc trở thành gánh nặng chính trị với Đại học Harvard

on .

Mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc từng là tài sản quý đối với Đại học Harvard, nhưng nay trở thành gánh nặng chính trị khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc ngôi trường này bị Bắc Kinh can thiệp.

Ngày 22/5, chính quyền Tổng thống Trump ra quyết định thu hồi quyền tuyển sinh viên quốc tế của Đại học Harvard, với lý do trường này dung dưỡng chủ nghĩa bài Do Thái và phối hợp với chính quyền Trung Quốc. Trong tổng số sinh viên của trường năm 2024, sinh viên Trung Quốc chiếm khoảng 1/5.

 Đại học Harvard. (Ảnh: AP)

Đại học Harvard. (Ảnh: AP)

Ngày 23/5, một thẩm phán liên bang tạm thời đình chỉ lệnh cấm sau khi Đại học Harvard khởi kiện chính phủ tại tòa án ở Cambridge, bang Massachusetts.

Những lo ngại về ảnh hưởng của Chính phủ Trung Quốc ở Đại học Harvard không phải chuyện mới. Một số nghị sĩ Mỹ, chủ yếu thuộc Cộng hòa, từ lâu đã bày tỏ quan ngại rằng Trung Quốc đang lợi dụng Đại học Harvard để tiếp cận công nghệ tiên tiến, lách các đạo luật an ninh quốc gia của Mỹ và dập những tiếng nói bất lợi cho Bắc Kinh tại Mỹ.

“Một thời gian dài, Harvard đã để Trung Quốc lợi dụng”, một quan chức Nhà Trắng nói với Reuters. Quan chức này nói rằng trường đã “làm ngơ” trước các hoạt động có lợi cho Trung Quốc ngay trong khuôn viên trường.

Đại học Harvard chưa đưa ra bình luận về cáo buộc đó.

Trường cho rằng việc thu hồi quyền tuyển sinh quốc tế là một hình thức trừng phạt vì “quan điểm bị cho là sai lệch” của trường, vi phạm quyền tự do ngôn luận được bảo vệ theo Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ.

Quan hệ của ĐH Harvard với Trung Quốc – bao gồm các đối tác nghiên cứu và trung tâm học thuật chuyên về Trung Quốc – đã được thiết lập từ lâu. Những mối quan hệ này từng mang lại cho trường nhiều khoản tài trợ lớn, ảnh hưởng quốc tế và danh tiếng toàn cầu.

Ông Larry Summers, cựu Hiệu trưởng ĐH Harvard, cho rằng động thái cấm sinh viên quốc tế của chính quyền Tổng thống Trump là cuộc tấn công nghiêm trọng nhất từ trước tới nay nhằm vào Harvard. “Thật khó tưởng tượng có thể có món quà chiến lược nào lớn hơn cho Trung Quốc nếu Mỹ từ bỏ vai trò ngọn hải đăng của thế giới”, ông nói trong cuộc phỏng vấn với Politico.

Những vấn đề tranh cãi 

Trong một tuyên bố, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết: “Trao đổi và hợp tác giáo dục giữa Trung Quốc và Mỹ là có lợi cho cả hai bên và không nên bị bôi nhọ”.

Việc có sinh viên Trung Quốc tại ĐH Harvard và mối quan hệ của trường với Trung Quốc không phải là bằng chứng cho thấy có sai phạm. Tuy nhiên, sự phức tạp và thiếu minh bạch trong các mối quan hệ này đã khiến trường bị chú ý và chỉ trích.

Những vấn đề liên quan đến Trung Quốc được chính quyền Tổng thống Trump nêu ra tương tự những gì Ủy ban đặc biệt về Trung Quốc của Hạ viện do Đảng Cộng hòa lãnh đạo đang điều tra.

Ví dụ, sau năm 2020, ĐH Harvard đã cung cấp chương trình đào tạo về y tế công cộng cho các quan chức của Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương (XPCC), một tổ chức bán quân sự của Trung Quốc. Năm đó, Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt XPCC vì những vấn đề liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác tại Tân Cương.

Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết hoạt động hợp tác của ĐH Harvard với XPCC vẫn tiếp diễn “ít nhất đến năm 2024”.

Trung Quốc kiên quyết bác bỏ mọi cáo buộc sai phạm tại Tân Cương, nhưng cả chính quyền Tổng thống Trump và cựu Tổng thống Biden đều chỉ trích Bắc Kinh về vấn đề này.

Trong một sự việc khác gây tranh cãi, hãng nghiên cứu tình báo kinh doanh Strategy Risks của Mỹ cho biết Ronnie Chan đã tài trợ khoản 350 triệu USD cho Harvard trong năm 2014 và đã thuyết phục để đại học này đổi tên Trường Y tế cộng đồng theo tên cha ông là nhà phát triển bất động sản T.H. Chan. T.H. Chan là thành viên của Quỹ Giao lưu Trung – Mỹ.

Quỹ này có trụ sở tại Hong Kong, bị Mỹ xếp vào danh sách “đại diện nước ngoài”, buộc những người vận động hành lang làm việc cho tổ chức này phải công khai thông tin với Chính phủ Mỹ.

Cựu giáo sư Harvard Charles Lieber từng là đối tượng điều tra của chương trình “Sáng kiến Trung Quốc” do chính quyền ông Trump khởi xướng năm 2018, nhằm đối phó với các hoạt động gián điệp và đánh cắp sở hữu trí tuệ trong nhiều trường đại học và các nhà nghiên cứu có mối quan hệ với Bắc Kinh.

GS Lieber bị kết tội năm 2021 vì khai man mối quan hệ của ông với Trung Quốc trong các dự án nghiên cứu được ngân sách liên bang tài trợ. Tháng 4 vừa qua, ông trở thành giáo sư toàn thời gian làm việc cho một trường đại học ở Trung Quốc.

Sáng kiến này bị chấm dứt dưới thời chính quyền ông Biden vì bị chỉ trích phân biệt chủng tộc và ảnh hưởng tiêu cực đến hợp tác khoa học.

Các nghị sĩ thuộc cả hai đảng tại Mỹ cũng lo ngại về việc các hội sinh viên có liên hệ với Trung Quốc tham gia hoạt động chính trị. Tháng 4/2024, một sinh viên của ĐH Harvard đã bị một sinh viên trao đổi người Trung Quốc (không phải nhân viên trường hay bảo vệ) cưỡng chế rời khỏi sự kiện sau khi ngắt lời bài phát biểu của Đại sứ Trung Quốc Tạ Phong.

Áp lực lên ĐH Harvard ngày càng gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump. Tháng 4 vừa qua, Bộ Giáo dục Mỹ yêu cầu trường cung cấp hồ sơ về nguồn tài trợ nước ngoài sau khi phát hiện báo cáo tài chính của trường không đầy đủ và thiếu chính xác.

Tuy nhiên, các hành động của chính quyền Tổng thống Trump vẫn khiến nhiều chuyên gia về Trung Quốc lo ngại về nguy cơ phản tác dụng.

Thu loan

Theo Reuters, AP

Cách kiểm tra mật khẩu có bị rò rỉ hay không mới nhất năm 2025

on .

Dark web là nơi mua bán, trao đổi dữ liệu cá nhân bị đánh cắp, bao gồm email, số điện thoại, mật khẩu và địa chỉ nhà. Làm thế nào để kiểm tra mật khẩu có bị rò rỉ hay không?

Nếu từng tạo tài khoản trên một trang web hoặc ứng dụng đã bị tấn công, rất có thể thông tin của bạn đã xuất hiện trên dark web mà bạn không hề hay biết.

Để hỗ trợ người dùng, Google hiện cung cấp Dark Web Report, một tính năng tích hợp trong gói dịch vụ Google One (phải đăng ký gói). Công cụ này giúp bạn quét các nguồn đã biết trên dark web và cảnh báo nếu phát hiện dữ liệu của bạn từng xuất hiện trong một vụ rò rỉ.

  Kiểm tra mật khẩu có bị rò rỉ hay không bằng Google Dark Web Report.

Kiểm tra mật khẩu có bị rò rỉ hay không bằng Google Dark Web Report. 

Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy mở trình duyệt và truy cập vào địa chỉ https://one.google.com.

Bước 2: Sau đó nhấp vào nút Tìm hiểu thêm, chọn một gói đăng ký và hoàn tất thanh toán.

  Truy cập Google One. Ảnh: TIỂU MINH

Truy cập Google One. Ảnh: TIỂU MINH 

Mở Dark Web Report

Bước 1: Khi đã hoàn tất các bước kể trên, bạn hãy truy cập vào https://myactivity.google.com/dark-web-report/setup-profile và đăng nhập bằng tài khoản Google tương ứng.

Bước 2: Trong trang mới hiện ra, người dùng chỉ cần chọn Bắt đầu giám sát.

  Kiểm tra dữ liệu của bạn có bị rò rỉ bằng Google Dark Web Report. Ảnh: TIỂU MINH

Kiểm tra dữ liệu của bạn có bị rò rỉ bằng Google Dark Web Report. Ảnh: TIỂU MINH 

- Bước 3: Tiếp theo, bạn hãy chọn các thông tin cần giám sát, đơn cử như email, số điện thoại, hoặc chọn tất cả rồi nhấn Cho phép.

Bước 4: Google sẽ bắt đầu kiểm tra các nguồn trên dark web. Sau khi hoàn tất, bạn sẽ được đưa đến bảng điều khiển báo cáo. Lưu ý, quá trình quét thường mất chưa đến một phút, do đó bạn hãy kiên nhẫn và chờ cho đến khi hoàn tất. Kiểm tra xem dữ liệu của bạn có bị rò rỉ không bằng

Bước 5: Nếu phát hiện dữ liệu cá nhân của bạn bị rò rỉ, hệ thống sẽ hiển thị danh mục dữ liệu bị vi phạm. Mỗi mục bao gồm trang web hoặc dịch vụ bị ảnh hưởng, ngày vi phạm, loại dữ liệu bị rò rỉ…

  Không có dữ liệu cá nhân bị rò rỉ trên dark web. Ảnh: TIỂU MINH

Không có dữ liệu cá nhân bị rò rỉ trên dark web. Ảnh: TIỂU MINH 

Bước 6: Người dùng có thể mở rộng các mục để biết thêm chi tiết. Bên cạnh đó, Google cũng sẽ gợi ý các hành động để bảo vệ dữ liệu của bạn, thường là thay đổi mật khẩu, bật xác thực hai yếu tố, theo dõi các tài khoản chính, đóng băng thẻ…

Vi phạm dữ liệu xảy ra như thế nào?

Vi phạm dữ liệu thường xảy ra khi tin tặc khai thác lỗ hổng bảo mật trong các trang web, ứng dụng hoặc mạng. Các cuộc tấn công này có thể liên quan đến lừa đảo, phần mềm độc hại hoặc hack trực tiếp vào các cơ sở dữ liệu không được bảo vệ.

Khi đã xâm nhập, kẻ tấn công sẽ đánh cắp thông tin nhạy cảm, và thường bán thông tin đó trên dark web hoặc sử dụng thông tin đó để đánh cắp danh tính. Ngay cả các công ty lớn, nổi tiếng cũng có thể trở thành nạn nhân.

Tiểu Minh