NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Google chi 1 tỉ USD cho sản phẩm tin tức sắp ra mắt

on .

Google cho biết có kế hoạch chi đến 1 tỉ USD cho nội dung của các nhà xuất bản trên toàn cầu, một nước đi mang lại lợi thế cho họ trong bối cảnh các quy định liên quan về nội dung ngày càng khắt khe hơn.
Đây là cam kết tài chính lớn của Google cho một sản phẩm /// Ảnh chụp màn hình
 
Đây là cam kết tài chính lớn của Google cho một sản phẩm
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Vượt bóng tối đến đại học Fulbright

on .

TTO - Chần chừ mãi, Hoàng gửi hồ sơ ứng tuyển trước thời hạn cuối chỉ 3 phút. Bài luận gửi trường, Hoàng không viết về bản thân mà nói về những đứa trẻ mồ côi, bất hạnh ở miền Trung...

hà Hoàng cách ngã 3 Đồng Lộc chừng hai cây số. Hoàng sinh ra không biết mặt cha. 5 tuổi, mắt Hoàng mờ dần. Mẹ vội đưa Hoàng ra 

 Hà Nội chạy chữa chứng bong võng mạc. Qua 20 lần điều trị, bốn lần phẫu thuật, năm 9 tuổi, Hoàng mất thị lực hoàn toàn.

Từ nhìn bằng mắt, giờ Hoàng phải cảm nhận mọi thứ bằng các giác quan khác. Năm đó Hoàng đã học xong lớp 4. Vì nhiều lý do từ trường học, Hoàng không được đi học trong một năm. May mắn, Hoàng được một người anh khiếm thị dạy chữ Braille. Một năm sau, khi 11 tuổi, Hoàng được trở lại trường học cùng những bạn sáng mắt.

Không có sách giáo khoa, không dụng cụ học tập, Hoàng phải học chay. Hàng ngày Hoàng lên lớp nghe thầy cô giảng bài, ghi nhớ. Tối về nhà, Hoàng nhờ mẹ đọc đề cho mình làm bài tập. Với môn hình học và những môn có hình ảnh, Hoàng nhờ các bạn vẽ hình ảnh lên tay để hiểu và làm bài.

Năm Hoàng học lớp 9, hiệu trưởng Trường Nguyễn Đình Chiểu (TP.HCM) gửi tặng cậu một bộ sách giáo khoa cho người khiếm thị được tiếp cận Internet. Đó là bước ngoặt trong đời Hoàng khi tự mình có thể đọc, hiểu và làm bài mà không phiền người hỗ trợ, biết đến nhiều thông tin hơn ngoài thế giới bóng tối của mình.

Cũng năm học này, mẹ Hoàng bị bệnh phải nằm viện quanh năm, chị Hoàng học năm cuối đại học ở Huế không thể về nhà thường xuyên, Hoàng ở nhà phải tự chăm lo cho mình và bà ngoại bệnh liệt giường. Rồi bà ngoại mất. "Thực sự lúc đó cảm giác bất lực, chán chường lên đến tột đỉnh. Nếu mình sáng mắt, có thể làm được nhiều thứ hơn, có thể chăm sóc tốt hơn cho bà, cho mẹ..." - Hoàng nói. Nhưng cũng chính cảm giác bất lực thôi thúc Hoàng phải cố gắng hơn, phải học tốt hơn. "Có thể mình không trở thành ông này bà nọ nhưng sẽ trở thành người tử tế, không là gánh nặng cho gia đình và xã hội" - Hoàng tự nhủ.

Vượt bóng tối đến đại học Fulbright - Ảnh 4.

Sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM được vay vốn không lãi suất: Không có tiền vẫn có thể học ĐH

on .

TTO - Chương trình cho sinh viên vay vốn ưu đãi để học tập tại ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ ra mắt ngày 25-9. Lần đầu tiên sinh viên khó khăn của ĐH này được hỗ trợ vay vốn ưu đãi (không lãi suất) để nộp học phí suốt quá trình học.

Sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM được vay vốn không lãi suất: Không có tiền vẫn có thể học ĐH - Ảnh 1.
 

Sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) tìm việc trong ngày hội việc làm do trường tổ chức. Từ nay sinh viên khó khăn sẽ được vay vốn không lãi suất để nộp học phí - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển, lưu ý gì trước giờ chót?

on .

Đến 17 giờ chiều nay 25.9, việc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển theo phương thức trực tuyến sẽ kết thúc, điều chỉnh bằng phiếu cũng kết thúc trước 17 giờ ngày 27.9 tới. Vậy thí sinh cần lưu ý gì trước giờ chót?
Các chuyên gia tham dự chương trình đưa ra những lời khuyên cần thiết cho thí sinh khi điều chỉnh nguyện vọng /// ĐÀO NGỌC THẠCH
 
Các chuyên gia tham dự chương trình đưa ra những lời khuyên cần thiết cho thí sinh khi điều chỉnh nguyện vọng
ĐÀO NGỌC THẠCH

Nhiều thí sinh điều chỉnh nguyện vọng

on .

Do phổ điểm biến động và điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển của các trường ĐH đều tăng nên theo ghi nhận, khá nhiều thí sinh (TS) đến trường THPT điều chỉnh nguyện vọng (NV) đã đăng ký trước đó.
 
 
Nhiều thí sinh đến trường THPT điều chỉnh nguyện vọng /// Ngọc Dương
Nhiều thí sinh đến trường THPT điều chỉnh nguyện vọng
NGỌC DƯƠNG