Microsoft cải tiến công cụ tìm kiếm và trình duyệt web với trí tuệ nhân tạo

on .

Ngày 7-2, Microsoft cho biết đang cải tiến công cụ tìm kiếm Bing và trình duyệt Edge Web bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

Microsoft cải tiến công cụ tìm kiếm và trình duyệt web với trí tuệ nhân tạo - Ảnh 1.

Microsoft cải tiến công cụ tìm kiếm Bing và trình duyệt Edge Web với trí tuệ nhân tạo - Ảnh: REUTERS

Vũ khí trí tuệ nhân tạo của Microsoft

Theo Hãng tin Reuters, thông báo này cho thấy tham vọng chiếm lại vị trí dẫn đầu trong thị trường công nghệ tiêu dùng mà họ đã tụt hậu. Microsoft đang đặt cược tương lai của mình vào trí tuệ nhân tạo thông qua khoản đầu tư hàng tỉ USD và thách thức Google của Alphabet.

Hợp tác với công ty khởi nghiệp OpenAI, Microsoft đang hướng tới mục tiêu vượt qua đối thủ và có khả năng thu được lợi nhuận khổng lồ từ các công cụ tăng tốc các cách tạo ra nội dung và tự động hóa nhiều nhiệm vụ.

Điều này sẽ ảnh hưởng đến các sản phẩm dành cho doanh nghiệp, như điện toán đám mây, các công cụ cộng tác và Internet tiêu dùng.

Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella nói với các phóng viên trong cuộc họp ngắn tại trụ sở chính của Microsoft ở Redmond ngày 7-2: "Công nghệ này sẽ định hình lại hầu hết mọi loại phần mềm".

Thị phần tìm kiếm của Microsoft chỉ còn khoảng 1/10 thị trường. Một giám đốc điều hành của Microsoft cho rằng mỗi điểm phần trăm tăng lên của thị phần sẽ mang lại 2 tỉ USD doanh thu.

Tin mới làm cổ phiếu của Microsoft tăng giá 4,2% ở thời điểm đóng cửa giao dịch ngày 7-2.

Công cụ tìm kiếm Bing mới hiện có bản xem trước giới hạn cho máy tính để bàn và sẽ khả dụng cho thiết bị di động trong vài tuần tới.

Giám đốc tiếp thị tiêu dùng của Microsoft Yusuf Mehdi cho biết Bing sẽ được hỗ trợ bởi AI và chạy trên một "mô hình ngôn ngữ lớn" mới mạnh hơn ChatGPT. Chatbot sẽ giúp người dùng tinh chỉnh các tìm kiếm dễ dàng hơn, đưa ra kết quả phù hợp hơn, cập nhật hơn và thậm chí giúp mua sắm dễ dàng hơn.

Microsoft hiện đang muốn tiếp thị công nghệ của OpenAI, bao gồm ChatGPT, cho các khách hàng trên nền tảng đám mây của mình và bổ sung sức mạnh tương tự cho các sản phẩm của mình, trong đó có công cụ tìm kiếm.

Hồng Vân

Nguồn: https://tuoitre.vn/microsoft-cai-tien-cong-cu-tim-kiem-va-trinh-duyet-web-voi-tri-tue-nhan-tao-20230208071407448.htm

4 tuyến cáp quang gặp sự cố: Internet Việt Nam 'rùa bò' đến bao giờ?

on .

Dự kiến tuyến cáp AAG sẽ được sửa vào đầu tháng 4, tuyến cáp APG sẽ được sửa vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Hai tuyến cáp AAE-1 và IA chưa có lịch sửa chữa. Internet Việt Nam sẽ còn ảnh hưởng nghiêm trọng thời gian tới khi cả 4 tuyến cáp vẫn đang gặp sự cố.

Đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam chia sẻ, Ban quản trị điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế (NOC) vừa ra thông báo về kế hoạch sửa chữa các sự cố đứt cáp quang trên biển.

Theo đó, lỗi trên nhánh S6 của cáp quang APG được sửa chữa từ 22-27/3. Lỗi trên nhánh S9 của tuyến cáp này dự kiến được sửa chữa từ 5-9/4. Với tuyến cáp quang AAG, dự kiến lịch sửa chữa sẽ bắt đầu từ 30/3, kết thúc vào 4/4.

Google phát triển dịch vụ đàm thoại AI Brad, đối thủ cạnh tranh với ChatGPT

on .

Bard là một dịch vụ đàm thoại AI đang được Google phát triển và có thể trở thành đối thủ nặng ký với ChatGPT.

Rạng sáng 7/2 theo giờ Việt Nam, trên blog chính thức, CEO Sundar Pichai của Google đăng tải trên blog bài viết “Bước đi quan trọng tiếp theo trên hành trình phát triển AI của chúng tôi”, qua đó giới thiệu Bard, một dịch vụ đàm thoại AI, đối thủ tiềm tàng của ChatGPT. Ông mô tả công cụ này là “dịch vụ AI đàm thoại thử nghiệm” sẽ trả lời các truy vấn của người dùng và tham gia vào các cuộc trò chuyện.

Sundar Pichai cho biết phần mềm này sẽ có sẵn cho một nhóm “những người thử nghiệm đáng tin cậy ngày hôm nay, trước khi được phổ biến rộng rãi hơn cho công chúng trong những tuần tới”. Chi tiết về dịch vụ này sẽ được Google công bố trong sự kiện diễn ra vào 8h30 tối 8/2 (theo giờ Việt Nam) và phát trực tiếp trên Youtube.

CEO Sundar Pichai của Google đăng tải trên blog giới thiệu Bard, một dịch vụ đàm thoại AI, đối thủ tiềm tàng của Chat GPT. Ảnh minh họa

Giới trẻ tiếp cận với ChatGPT ra sao?

on .

Ở Việt Nam ChatGPT cũng đang dần hình thành trào lưu sử dụng của nhiều bạn trẻ...

Đã sớm tiếp cận với ChatGPT

Đang làm trong ngành công nghệ Nguyễn Đăng Khoa (quản lý Học viện Sẻ chia) cho rằng đã biết ChatGPT từ tháng 12 năm ngoái. Khi mới ra mắt thời gian ngắn đã tạo nên cơn sốt với những người làm nghề công nghệ.

Theo Khoa, từ đầu ChatGPT đã giới hạn người có thể tạo tài khoản từ một số quốc gia nhất định, trong đó không có Việt Nam. Điều đó càng làm cho Khoa tò mò, chia sẻ tài khoản trên các nhóm Facebook để dùng thử…

Khoa nhận thấy ChatGPT dễ sử dụng. Gõ tin nhắn như người bạn với nhau, để hỏi về các thông tin mình cần tìm, cần viết là AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ xâu chuỗi các câu hỏi lại thành câu trả lời hoàn chỉnh từ các dữ kiện mình hỏi và đã tiếp cận, trải nghiệm nó trong thời gian không ngắn.

Giới trẻ Việt dần tiếp cận với ChatGPT