NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Apple khẳng định những thứ tốt nhất thì không miễn phí

on .

Apple cho rằng lợi nhuận quảng cáo thu về từ việc cung cấp dịch vụ miễn phí (freemium) cho người dùng không đủ cho việc kinh doanh của họ, đài phát thanh chuyên đưa tin về kinh tế Marketplace (Mỹ) cho biết.

Apple đàm phán mua lại Beats với giá 3 tỉ USD năm 2014.

Các sản phẩm của Apple luôn có giá cao hơn các đối thủ khác cùng phân khúc và hiếm khi Apple cung cấp một dịch vụ nào đó miễn phí, đổi lại họ luôn cam kết mang những gì tốt nhất đến cho người dùng.

Vì sao Apple và Google lại phải ra mắt ngôn ngữ lập trình riêng?

on .

Ra mắt ngôn ngữ lập trình riêng là điều mà không phải một ông lớn công nghệ nào cũng có thể làm được.

Gần một năm về trước, tại WWDC 2014, Apple đã chính thức giới thiệu đến giới lập trình viên ngôn ngữ lập trình Swift mới nhất của họ. Swift được hứa hẹn sẽ giúp các lập trình viên làm việc dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn so với ngôn ngữ Objective-C đang được sử dụng hiện nay. Nhìn xa hơn một chút, Google cũng ra mắt ngôn ngữ nguồn mở Google Go của mình vào năm 2009. Vậy tại sao họ lại phải bỏ tâm sức để làm những điều như vậy?

Craig Federighi - Phó Chủ tịch cấp cao của Apple giới thiệu Swift tại WWDC 2014.

Apple, Google: Trí thông minh nhân tạo là tương lai của công nghệ

on .

Cả Apple và Google đều cho người dùng thấy quan điểm về tương lai nền tảng phần mềm của họ trong 2 tuần qua, và cũng nhấn mạnh rằng trí thông minh nhân tạo sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai. 

Google:

Google có át chủ bài Google Now trong tay, đây là dịch vụ hỗ trợ người dùng Android bằng cách đưa ra những gợi ý dựa trên dữ liệu người dùng - bất kỳ thông tin gì có thể lấy được từ Gmail, chẳng hạn như thông tin chuyến bay sắp tới, thông tin đặt bàn trong nhà hàng, theo dõi tiến trình bưu phẩm được chuyển đi, thông tin về các bộ phim và còn nhiều thứ khác nữa.

Tại buổi hội nghị Google I/O cuối tháng 5 vừa qua, Google đã nâng cấp Now lên thành một sản phẩm mới có tên Google Now On Tap. Trong khi Google Now chỉ có thể thu thập thông tin từ thanh tìm kiếm của người dùng hoặc thông qua thói quen sử dụng trên Chrome, Now On Tap thực sự mạnh mẽ hơn và xứng đáng là một phần không thể tách rời của nền tảng Android.

Google Now On Tap.

Tính năng mới này có thể đọc được bất kì thứ gì đang xuất hiện trên màn hình điện thoại và từ đó có thể đưa ra thêm thông tin về nội dung mà người dùng đang xem trong tích tắc. Chẳng hạn như khi người dùng đang xem đoạn văn bản nói về một nhà hàng mới mở, họ sẽ lập tức nhận được thêm thông tin về nơi đó, kể cả cách thức đặt bàn như thế nào cũng được gợi ý. Đây là ý tưởng mà Google muốn Now trở thành trợ lý năng động hơn.

Người dùng Việt thiệt hại gần 8.500 tỷ đồng vì dính virus

on .

Báo cáo từ các hãng bảo mật cho thấy, mỗi năm doanh nghiệp và người dùng Việt Nam bị thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng do sự cố virus và mã độc tấn công.

Theo kết quả khảo sát về an ninh mạng của BKAV, năm 2014, người dùng tổn thất đến 8.500 tỷ đồng do các sự cố liên quan đến virus máy tính. Trong khi đó, nghiên cứu của Cisco Việt Nam cho biết, hiện 95% doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các công ty lớn, trở thành mục tiêu tấn công của nhiều loại mã độc. Điều đáng báo động là tất cả website thuộc những tổ chức kinh doanh có giao dịch ngân hàng và hệ thống dữ liệu khách hàng, đều có thể rơi vào tầm tấn công của mã độc, gây hệ quả tiêu cực.

Mã độc có thể tấn công máy tính, điện thoại và thiết bị di động của bạn bất cứ lúc nào.

Startup đắt giá thứ 3 lịch sử nước Mỹ xuất hiện

on .

Công ty có tên Palantir đã nâng giá trị của mình lên 20 tỉ USD.

Palantir - một công ty chuyên phân tích những dữ liệu bí mật đã gây gũy được thêm 500 triệu USD để trở thành startup có giá trị lớn thứu 3 tại Mỹ. Với 20 tỉ USD giá trị, nó chỉ đứng sau Uber (50 tỉ USD) và Airnbn (24 tỉ USD).

Được thành lập từ năm 2004, Palantir là một công ty chuyên thực hiện phân tích các dữ liệu bí mật và quan trọng. Khách hàng của họ có cả chính phủ Mỹ và các công ty tài chính khổng lồ tại phố Wall . Đồng sáng lập của dự án này là tỉ phú Peter Thiel và Joe Lonsdale - chủ nhân của quỹ đầu tư mạo hiểm Formation 8.

Ông Alex Karp - CEO của Palantir