NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Góc học tập

Sự thật về thế giới - Tại sao bạn và những nhà ‘Data Analyst’ tương lai nên đọc?

on .

Sự thật về thế giới - Tại sao bạn và những nhà ‘Data Analyst’ tương lai nên đọc?

“Một trong những cuốn sách quan trọng nhất tôi từng đọc - những lời hướng dẫn không thể thiếu để tư duy sáng suốt về cõi nhân gian” 

 _Bill Gate

Đã bao giờ bạn cảm thấy thế giới này thật tồi tệ? Tội ác xảy ra ở mọi nơi, trẻ em không được đi học, khủng bố, thiên tai, bệnh dịch,... tràn lan trên các phương tiện truyền thông. Và bạn thầm nghĩ: “Có vẻ như thế giới đang đi xuống”. Sự thật về thế giới - cuốn sách do Hans Rosling, Ola Rosling và Rönnlund đồng sáng tác sẽ khiến bạn có một góc nhìn đúng đắn hơn về nó. 

Bắt đầu bằng mẩu chuyện thú vị về xiếc - sở thích cá nhân của tác giả Hans, ông đánh động người đọc bởi những định kiến sai lầm về thế giới thông qua 10 câu hỏi trắc nghiệm; mà kết quả cho thấy với 12.000 người tại 14 quốc gia, số câu trả lời đúng trung bình là 2/12 câu đầu.

Tại sao lại như vậy? Với lối hành văn dí dỏm cùng những trải nghiệm cá nhân thú vị, tác giả lần lượt giới thiệu mười lý do - mười bản năng ‘khiến ta hiểu sai về thế giới và vì sao thế gian này tốt hơn ta tưởng’.

Mỗi bản năng đều được giải thích cùng dẫn chứng thuyết phục bằng những số liệu và biểu đồ trực quan. Rõ ràng, việc nhận biết và kiểm soát những bản năng này là cần thiết với tất cả mọi người, nhưng riêng với những Nhà Phân tích dữ liệu, tôi cho rằng nó quan trọng hơn cả.

Là những người có nhiệm vụ phân tích, việc bị mười bản năng này chi phối sẽ khiến họ dễ đưa ra những đánh giá sai và luận vội vàng. Thông qua những chia sẻ của Hans, những Nhà Data Analyst sẽ học được cách tỉnh táo hơn trước những biểu đồ thoạt nhìn đơn giản nhưng lại đầy đánh đố - từ đó xây dựng tư duy phân tích thuyết phục hơn, tham khảo cách trực quan hóa dữ liệu cũng như cách phân tích và trình bày ‘insight’ hấp dẫn người nghe.

Sự thật về thế giới là một cuốn sách rất đáng đọc bởi tính thực tiễn cũng như cái nhìn sâu sắc, trực quan nhưng rất ngắn gọn, súc tích về con người, kinh tế, môi trường,... Điều đặc biệt về cuốn sách là phần cuối cùng - khi tác giả gợi ý cho độc giả cách áp dụng những bản năng này vào đời sống thực tế để thu nạp thông tin cách sáng suốt hơn. Với dẫn chứng và số liệu rõ ràng, Hans đã buộc chúng ta phải thừa nhận những cố gắng mà chúng ta đã thực hiện đã và đang mang lại kết quả là một thế giới tốt đẹp hơn, nhưng đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận những thực trạng xấu xí đang cần được giải quyết…

Ảnh sưu tầm

-Phạm Hồng Trà-

Storytelling dành cho Data Analyst - Phần 1

on .

Storytelling dành cho Data Analyst - Phần 1

Thuyết phục như các nhà hùng biện

Một ngày đẹp trời khi ghé qua thư viện UIT, tôi tình cờ bắt gặp cuốn sách “Storytelling - Nghệ thuật thuyết trình bằng câu chuyện” của tác giả Bùi Thị Ngọc Thu. Nhận thấy nội dung sách có thể rất hữu ích, tôi muốn chắt lọc những điểm chính dành riêng cho các Data Analyst, nhằm giúp họ trình bày dữ liệu thành những câu chuyện mạch lạc, logic và thu hút hơn.

Cuốn sách bắt đầu bằng việc giải thích lý do tại sao việc trình bày ý tưởng của mình một cách dễ hiểu và thuyết phục là rất quan trọng. Sau đó diễn giải về 5 yếu tố tạo dựng và gia tăng tính thuyết phục của bậc thầy hùng biện Aristotle, chúng bao gồm:

Đầu tiên là tính tin cậy (Ethos) - đề cập đến độ uy tín của bạn và là yếu tố mang lại hiệu quả mạnh nhất. Điều này được thể hiện qua bản thân người thuyết trình: kinh nghiệm, chức vị, bằng cấp, kỹ năng,.. Ngoài ra, trang phục, lời nói, ngôn ngữ hình thể, biểu cảm,.. cũng góp  phần tác động đến lòng tin của người nghe. Tính tin cậy còn được thể hiện qua nội dung thuyết trình như nguồn thông tin trích dẫn, các bằng chứng, nghiên cứu cụ thể,...

Thứ hai là tính xúc cảm (Pathos) - con người thường dễ dàng đưa ra những quyết định cảm tính khi lý trí bị lay động. Khi tác động vào các trạng thái cảm xúc, nhà thuyết trình sẽ kết nối cảm xúc với họ, từ đó tạo dựng lòng tin và thuyết phục tốt hơn. Diễn giả có thể tăng tính xúc cảm bằng cách kể một câu chuyện, lồng ghép âm thanh, sử dụng màu sắc hoặc vật dụng có ý nghĩa tượng trưng,...

Thứ ba là tính lý luận (Logos) - là yếu tố phổ biến và được áp dụng nhiều nhất trong các hình thức thuyết trình bởi cách lập luận với số liệu cụ thể, dữ kiện, con số, tỷ lệ phần trăm,... sẽ tác động vào tư duy lý trí, logic của người nghe. Điều này làm tăng tính thuyết phục cho bài nói. 

Thứ tư là tính thời điểm (Kairo) - là khi người nói tạo ra hoàn cảnh và động lực để gia tăng khả năng tác động lên khán giả. Ví dụ, khi nói “Sếp ký giúp em bản trình bày này trong ngày hôm nay để mình kịp triển khai, nếu không sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình dự án và đẩy chi phí lên tới 15%”, người nghe sẽ có xu hướng nhận thấy tính cấp bách và hậu quả từ việc đưa ra quyết định trễ nải, kết quả là tăng tính hiệu quả cho lời kêu gọi hành động của bạn.

Và cuối cùng là tính mục đích (Tapos) - nhà thuyết trình sẽ tăng khả năng thuyết phục của mình khi có mục đích cụ thể là kết nối và mang  lại giá trị cho khán giả. Mục đích càng ý nghĩa, tác động sẽ càng rộng. 

Bài viết tới đây có lẽ đã hơi dài, hy vọng phần tóm tắt trên giúp bạn hiểu rõ hơn cách xây dựng một bài nói thuyết phục. Phần tiếp theo tôi sẽ trình bày các cấu trúc thuyết trình theo nguyên tắc số 3. Cùng đón chờ nhé!

Ảnh sưu tầm

-jott-

Mô tả chi tiết và các tiêu chí của dataset

on .

 Dataset

Các tính chất của 1 dataset là những đặc điểm mô tả tập dữ liệu đó, giúp ta hiểu rõ hơn về bản chất và cấu trúc của nó. 

Dưới đây là một số tính chất quan trọng của một tập dữ liệu:

1. Kích thước:
  • Số lượng bản ghi (samples): Bao nhiêu điểm dữ liệu riêng biệt tồn tại trong tập dữ liệu?
  • Số lượng biến (features): Bao nhiêu thuộc tính hoặc đặc điểm được đo lường cho mỗi bản ghi?
  • Kích thước tập tin: Tập dữ liệu chiếm bao nhiêu dung lượng lưu trữ?

2. Loại dữ liệu:

  • Dữ liệu định lượng: Dữ liệu có thể được biểu diễn dưới dạng số, ví dụ như chiều cao, cân nặng, tuổi tác,...
  • Dữ liệu định tính: Dữ liệu phi số, thường được biểu diễn dưới dạng danh mục, ví dụ như giới tính, màu sắc, loại sản phẩm,...

3. Phân bố dữ liệu:

  • Phân bố đều: Các giá trị dữ liệu xuất hiện với tần suất tương đối bằng nhau.
  • Phân bố lệch: Một số giá trị dữ liệu xuất hiện thường xuyên hơn những giá trị khác.

4. Chất lượng dữ liệu:

  • Tính đầy đủ: Liệu có giá trị nào bị thiếu trong tập dữ liệu hay không? (chú ý, HV thường hay SAI).
  • Tính chính xác: Liệu các giá trị dữ liệu có chính xác và phản ánh thực tế hay không?
  • Tính nhất quán: Liệu các giá trị dữ liệu có được ghi chép theo cùng một định dạng và đơn vị hay không?
  • Tính trùng lặp: Liệu có bản ghi hoặc giá trị nào bị trùng lặp trong tập dữ liệu hay không?
  • Tính đa dạng: vét cạn các trường hợp khả dĩ của các mẫu dữ liệu (chú ý, HV thường hay SAI).
  • Tính tin cậy: nguồn dữ liệu lấy là uy tín.

5. Mối quan hệ dữ liệu:

  • Dữ liệu độc lập: Các bản ghi trong tập dữ liệu không liên quan đến nhau.
  • Dữ liệu có liên quan: Các bản ghi trong tập dữ liệu có mối liên hệ với nhau theo một số cách.

Ngoài ra, một số tính chất khác của tập dữ liệu có thể bao gồm:

  • Nguồn gốc dữ liệu: Tập dữ liệu được thu thập từ đâu?
  • Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu được thu thập như thế nào?
  • Mục đích sử dụng dữ liệu: Dữ liệu được sử dụng cho mục đích gì?
  • Tính bảo mật dữ liệu: Dữ liệu được bảo vệ như thế nào?

Hiểu rõ các tính chất của tập dữ liệu là rất quan trọng để có thể sử dụng nó một cách hiệu quả. Việc phân tích các tính chất này có thể giúp ta xác định các vấn đề tiềm ẩn trong dữ liệu, lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp và đưa ra kết luận chính xác từ dữ liệu.

Attachments:
Download this file (Dataset.png)Dataset.png[Dataset]230 kB

HÀNH TRÌNH TỪ MỘT CẬU BÉ QUÊ MÙA TRỞ THÀNH PHÓ TỔNG THỐNG NƯỚC MỸ

on .

HÀNH TRÌNH TỪ MỘT CẬU BÉ QUÊ MÙA TRỞ THÀNH PHÓ TỔNG THỐNG NƯỚC MỸ

 

Từ một cậu bé lớn lên giữa vùng Rust Belt nghèo khó, ông J.D Vance đã bước lên vũ đài chính trị với tư cách là Phó tổng thống Mỹ. Sinh ra trong một gia đình lao động tại Middletown (bang Ohio, Mỹ), ông J.D.Vance phải đối mặt với những khó khăn từ sớm. Mẹ ông bị nghiện thuốc giảm đau opioid, gia đình liên tục chao đảo bởi những người đàn ông đến rồi đi trong cuộc đời bà.

 

Điểm tựa duy nhất của ông là bà ngoại Mamaw - một phụ nữ cứng rắn, thô lỗ nhưng tràn đầy tình yêu thương. Chính bà đã gieo vào ông ý thức về trách nhiệm và giá trị của sự chăm chỉ. Vào năm 18 tuổi với cảm giác đầy lạc lõng, ông Vance quyết định gia nhập quân đội theo lời khuyên của một người anh họ. Đó là quyết định thay đổi cuộc đời ông. Kỷ luật quân đội đã rèn giũa ông thành một con người mạnh mẽ hơn và giúp ông trang bị những kỹ năng cơ bản để tự lập - từ quản lý tài chính cá nhân đến chăm sóc sức khỏe.

 

Sau khi xuất ngũ, ông theo học Đại học bang Ohio, rồi tiếp tục chinh phục Đại học Luật Yale - một môi trường hoàn toàn xa lạ với quá khứ nghèo khó của ông. Tại Yale, ông J.D Vance nhận ra khoảng cách xã hội lớn giữa mình và các bạn học. Ông cảm thấy lạ lẫm với văn hóa thượng lưu. Trong bữa tối với các nhà tuyển dụng tại một công ty luật lớn ở Washington D.C., khi được hỏi muốn uống loại rượu vang nào, ông chỉ biết trả lời chung chung là "vang trắng" và ông hoàn toàn không biết sự khác biệt giữa Chardonnay và Sauvignon Blanc. Khoảnh khắc nhỏ này phản ánh sự khác biệt lớn về văn hóa và trải nghiệm sống giữa ông và những người bạn tại Yale.

 

Tuy nhiên, ông không bỏ cuộc. Nhờ học bổng, ông Vance tốt nghiệp mà không phải chịu áp lực tài chính quá lớn. Bằng nỗ lực của mình, ông mở ra cánh cửa vào giới chính trị và kinh doanh. Từ góc nhìn của một cậu bé lớn ở nơi phi đô thị hóa, ông J.D Vance cho thấy một bức tranh lớn về tầng lớp lao động da trắng đang chật vật trong thời kỳ nước Mỹ biến đổi qua cuốn hồi ký "Khúc bi ca của gã dân quê". Kể từ khi ra mắt năm 2016, đến nay, quan điểm của ông Vance vẫn gây tranh cãi khi ông nhấn mạnh đến sự suy thoái văn hóa và tinh thần trách nhiệm cá nhân thay vì các yếu tố kinh tế và chính trị.

 

Trong cuộc phỏng vấn với NPR năm 2016, Phó tổng thống Vance chia sẻ góc nhìn của mình về bản sắc cộng đồng. Ông khẳng định: “Tôi không thuộc về tầng lớp da trắng giàu có ở Bờ Đông, tôi là một phần của cộng đồng lao động gốc Scots-Irish, nơi nghèo đói đã trở thành truyền thống gia đình. Ký ức về bà ngoại Mamaw đã giúp tôi nhận ra sự tương đồng giữa những người da trắng nghèo và cộng đồng thiểu số bị gạt ra ngoài lề xã hội”.

 

Chính vì vậy, cuốn sách của Phó tổng thống J.D Vance như một lời kêu gọi xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc, hướng đến một xã hội bình đẳng. Tại đó, mỗi người đều có cơ hội phát huy khả năng của mình, cho dù họ chỉ là những người đến từ một thị trấn nghèo khó như ông.

Theo ZNews

Các ý chính của chương: Nghiên cứu tổng quan

on .

Các ý chính của chương: Nghiên cứu tổng quan 

Phần tổng quan nghiên cứu (State of the Art) trong một luận văn (CN, ThS, TS) đóng vai trò quan trọng trong việc:

  • Cung cấp bối cảnh khoa học cho nghiên cứu.
  • Xác định các thách thức của chủ đề đang NC.
  • Phân tích các công trình nghiên cứu trước liên quan đến chủ đề.
  • Xác định khoảng trống nghiên cứu và lý do nghiên cứu của bạn là cần thiết.

Các ý chính cần có trong phần Tổng quan nghiên cứu

1. Giới thiệu về chủ đề nghiên cứu

  • Giới thiệu ngắn gọn về lĩnh vực nghiên cứu.
  • Tầm quan trọng và bối cảnh khoa học hoặc ứng dụng thực tế.
  • Giải thích về những thuật ngữ hoặc ý tưởng quan trọng sẽ được thảo luận.
  • Phạm vi của nghiên cứu (về nội dung, không gian, thời gian, đối tượng, phương pháp,…).

Mục tiêu nghiên cứu

  • Xác định mục tiêu chính mà luận văn hướng tới.
  • Các câu hỏi nghiên cứu hoặc giả thuyết đặt ra.

2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây

  • Trình bày các công trình quan trọng trong lĩnh vực liên quan, nhất là các công trình có uy tín lớn, và mới.
  • Phân nhóm các công trình trên theo tiêu chí phù hợp (chẳng hạn theo phương pháp, mô hình, ứng dụng, hoặc thời gian).
  • Các thử thách trong lãnh vực này là gì?
  • So sánh, phân tích, các cách công trình nghiên cứu khác nhau dựa trên các tiêu chí và quan trọng là trên các thách thức. 

3. Ưu điểm và hạn chế của các nghiên cứu trước

  • Đánh giá những điểm mạnh của các công trình/phương pháp/cách tiếp cận hiện có.
  • Phân tích các hạn chế hoặc vấn đề chưa được giải quyếtcác thách thức trong các nghiên cứu trước.

4. Khoảng trống nghiên cứu (Research Gap)

  • Xác định các thách thức chưa được giải quyết hoặc còn tồn đọng trong các công trình trước.
  • Lý do nghiên cứu của bạn là cần thiết.
  • Nghiên cứu của bạn Đáp ứng các thử thách nào trong nghiên cứu của chủ đề này (2)?

5. Hướng tiếp cận của luận văn

  • Cách tiếp cận của bạn khác biệt thế nào so với các nghiên cứu trước.
  • Những đóng góp mới mà nghiên cứu của bạn mang lại.

Phần State of the Art không chỉ là tổng hợp tài liệu mà còn cần có sự phân tích, so sánh và đánh giá, để làm nổi bật sự khác biệt và đóng góp của nghiên cứu của bạn trong việc giải quyết các thách thức của chủ đề.