NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

PHƯƠNG PHÁP THI TRỰC TUYẾN HIỆU QUẢ

on .

Lớp Công nghệ thông tin CLC định hướng Nhật Bản 2019.1

I. MỞ ĐẦU

Dịch Covid bùng phát trở lại đúng vào khoảng thời điểm trường chuẩn bị lên kế hoạch kiểm tra, đánh giá năng lực cuối học kì II cho các bạn sinh viên. Tình hình dịch bệnh đã làm ảnh hưởng phần nào đến quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên toàn trường. Vậy câu hỏi đặt ra là: “Làm thế nào để thực hiện ôn tập, tham gia thi Online hiệu quả , đảm bảo chất lượng, phản ánh đúng năng lực của sinh viên?”

Trường Cao đẳng sư phạm Đông Dương: Cái nôi của nền giáo dục Việt Nam hiện đại

on .

"Đào tạo người thầy giáo tốt, chúng ta được một thế hệ tốt". Là một trong những cái nôi đào tạo những trí thức lớn của Việt Nam như Hoàng Ngọc Phách, Dương Quảng Hàm, Đặng Thai Mai, Lê Thước…, Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Đông Dương đã góp phần đưa nền giáo dục nho học vào dĩ vãng và đặt nền móng cho nền giáo dục hiện đại sau này.


Trường Cao đẳng Sư phạm (Ecole supérieure de pédagogie): Danh sách 14 thí sinh đã đậu kỳ thi tốt nghiệp (Khoá 1,  1917-1920)1. Ảnh: L’Écho annamite, n° 40, 12 juin 1920, p. 2. (Báo L’Écho annamite, số 40 ngày 12.06.1920.

Sự ra đời, mục tiêu và tuyển sinh của Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương

Trường CĐSP Đông Dương được ra đời năm 1917 để đào tạo giáo viên bản địa có đủ năng lực đảm bảo việc giảng dạy trong các trường trung học đệ nhất cấp và trường trung học sư phạm tại Đông Dương.2 Lực lượng được đào tạo sẽ bổ sung cho sự thiếu hụt số lượng giáo viên đến từ Pháp.3 Khi thành lập trường này, Albert Sarraut đã có những tính toán rõ ràng. Đó không chỉ là hành động chính trị lấy lòng dân thuộc địa trong Thế chiến 1. Xa hơn, khi xóa bỏ hệ thống giáo dục truyền thống ở Đông Dương khỏi hệ thống giáo dục chính quy, trong đó có giáo dục nho học của Việt Nam, yêu cầu đặt ra bắt buộc phải phát triển giáo dục bằng tiếng Pháp, trong đó có giáo dục trung học. Việc này yêu cầu cần phải chuẩn bị nhân lực giáo viên tại chỗ, thay vì tuyển từ Pháp sang sẽ tốn kém hơn (phải trả lương cao hơn).

PHƯƠNG PHÁP HỌC TRỰC TUYẾN HIỆU QUẢ

on .

 Nhóm Công nghệ thông tin CLC định hướng Nhật Bản  2019.1

I.  MỞ ĐẦU

Con người ngày càng có xu hướng sử dụng công nghệ để học tập những kiến thức mình mong muốn để tiết kiệm chi phí và thời gian. Xu hướng học tập trực tuyến ngày càng phát triển và mở rộng từ bậc Đại học xuống đến bậc THPT và các bậc học thấp hơn. Đặc biệt là trong lúc thế giới đang đối đầu với dịch Covid-19 như hiện nay, thì học online đang là một xu thế phát triển tất yếu . Nhằm giữ khoảng cách an toàn, hạn chế tiếp xúc giữa mọi người với nhau mà vẫn đảm bảo việc học tập không bị gián đoạn.

II.  SỰ KHÁC NHAU GIỮA HỌC ONLINE VÀ OFFLINE

HỌC ONLINE

HỌC OFFLINE

Tiết kiệm và linh hoạt về thời gian

Bó buột trong một khoảng thời gian nhất định

Tiết kiệm chi phí,công sức cho cả giảng viên và học sinh

Chi phí tốn kém và tốn nhiều công sức..

Kiểm soát được quá trình học tập qua các công cụ đánh giá.

Đánh giá kết quả thông qua các bài kiểm tra

Số lượng học sinh không bị gới hạn

Số lượng học sinh bị giới hạn, bị giới hạn bởi không gian và địa lý.

Có thể lưu trữ được các bài học , phục vụ cho việc ôn tập lại kiến thức của học viên

Giảng viên giảng dạy một lần theo giáo án và công cụ lưu giữ duy nhất là tập giấy của học viên.

Cung cấp tài nguyên học tập phong phú cho người học

Tài liệu học tập chủ yếu : Tài liệu nội bộ của trường, sách giáo trình và sách tham khảo.

Người học có thể chủ động lừa chọn cách học và tốc độ học phù hợp cho bản thân

Chương trình và tốc đô học do giáo viên đưa ra chung cho tất cả học sinh dựa trên khung chương trình chuẩn.

Tạo các kênh tương tác giữa những người học với nhau. Góp phần nâng cao hiệu quả học tập

Sự tương tác giữa mọi người còn hạn chế, bởi lí do thời gian và không gian địa lí.

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ KHOA KH&KTTT

on .

Lê Anh Tuấn - CH1402

 I.     MỞ ĐẦU

Với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực CNTT cho miền nam và quốc gia, Khoa Khoa học và Kỹ thuật thông tin thuộc ĐHQG-HCM đóng vai trò hạt nhân tạo ra kho tàng tri thức mới, nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, phục vụ phát triển kinh tế và xã hội. Là một trong những đơn vị đầu ngành về KHCN, cùng với đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ giàu kinh nghiệm, giảng viên trẻ năng động và sáng tạo, Khoa luôn nỗ lực không ngừng đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm hướng tới mục tiêu có thêm nhiều đột phá về công nghệ trong thời đại công nghiệp 4.0, góp phần nâng cao vị thế và danh tiếng của Khoa đối với các trường đại học trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay, cần thêm những ý tưởng hỗ trợ Khoa trong việc xây dựng các giải pháp và công nghệ mới nhằm đón đầu xu hướng KHCN và đổi mới sáng tạo, khẳng định vị thế của Khoa đối với các đối tác trong khu vực và quốc tế. Bài báo này chúng tôi xin được trình bày một số quan điểm góp phần giải quyết các thách thức trên, cũng như một phần hỗ trợ tăng cường, củng cố vai trò của Khoa.