Tổng kết chuỗi training cuối học kỳ I của Ban học tập Khoa Khoa học và Kỹ thuật Thông tin

on .

Vừa qua, Ban học tập Khoa Khoa học và Kỹ thuật Thông tin có kết hợp cùng Ban học tập Khoa Hệ thống thông tin để tổ chức đợt training online cuối học kỳ I dành cho các môn học năm nhất.

Qua quá trình làm việc, các bạn đã thể hiện rất tốt trong việc kết hợp giữa 2 ban cũng như quá trình ôn tập cho các bạn sinh viên. Kết quả đợt training diễn ra rất thành công với nhiều sự tham gia cũng như ủng hộ của các bạn sinh viên trường, cụ thể như sau:

* VỀ SỐ LƯỢNG MÔN HỌC:

  • MA006: Giải tích - có 312 bạn tham gia - Đánh giá: 4.63/5.
  • MA003: Đại số tuyến tính - có 355 bạn tham gia - Đánh giá: 4.63/5.
  • IT001: Nhập môn lập trình - có 304 bạn tham gia - Đánh giá: 4.71/5.

* VỀ THỜI GIAN DIỄN RA: Từ ngày 10/02 đến 12/02/2022.

* ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN: Microsoft Teams (Teams code: s8rsvst)

* SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN ĐANG HOẠT ĐỘNG: 34 thành viên (BHT KH&KTTT) và 27 thành viên (BHT HTTT) .

* SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN TRAINING MỖI MÔN: Trung bình: 6 (Tính cả thành viên 2 Ban học tập).

* ĐÁNH GIÁ:

Ở đợt training vừa qua, các bạn tham gia đã đánh giá chất lượng các buổi train ở mức khá cao (4.66/5). Các bài viết truyền thông cũng nhận được lượt tiếp cận khá cao (cao nhất ở mức 2.768 lượt). Các bạn trainer cũng được đánh giá cao trong việc thân thiện; nội dung ôn tập cụ thể, dễ hiểu; nhiệt tình hỗ trợ tốt các bạn tham gia ôn tập. Ngoài ra, tài liệu ôn tập cũng được chuẩn bị kỹ càng, chi tiết; chuẩn bị đề thi thử các môn theo nội dung thi nhằm giúp các bạn ôn tập kiến thức một cách tổng quan, đơn giản hơn. Ban học tập cũng đã tổ chức họp nhằm khen thưởng và cổ vũ tinh thần các bạn, khắc phục được các vấn đề phát sinh trong việc training online.

* BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Dù nhận được sự đánh giá cao từ các bạn tham gia, tuy nhiên, Ban học tập cũng cần cải thiện thêm ở 1 số điểm như một số bạn trainer còn khá run; đôi lúc tốc độ train hơi nhanh dẫn đến việc các bạn chưa tiếp thu kịp;... Để cải thiện các vấn đề này, Ban cũng đã tổ chức các buổi training thử nhằm giúp các bạn làm quen và có sự chuẩn bị tốt hơn.

Quý độc giả có thể xem lại:

Trân trọng.

Databases Traceability by Means of Watermarking with Optimized Detection

on .

Chắc hẳn đối với bộ phận công nghệ thông tin hay bộ phận phân tích và phát triển kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp, khai niệm kho dữ liệu (data warehouse), dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây (cloud), cơ sở dữ liệu (database) ở các công ty công nghệ không còn quá xa lạ. Với nhu cầu tiếp nhận, phân tích và xử lý dữ liệu dưới góc nhìn đa chiều và tổng hợp như hiện nay, việc thống kê dòng dữ liệu là vô cùng cần thiết, từ đó khái niệm kho dữ liệu ra đời nhằm đảm bảo việc lưu trữ được đầy đủ dữ liệu cũng như nâng cao tốc độ các kết quả trả về của hệ thống. Điện toán đám mây thúc đẩy sự phát triển như vậy cho phép các đối tượng khác nhau hợp tác và giảm chi phí, với khả năng truy cập từ xa và các nhóm tài nguyên lưu trữ hiện đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, những hạn chế quyền truy cập mới này đồng thời gây ra sự gia tăng nhu cầu bảo mật. Trong số đó, truy xuất nguồn gốc dữ liệu có một tầm quan trọng đặc biệt. Thật vậy, cơ sở dữ liệu có thể được định tuyến lại hoặc phân phối lại mà không được cho phép, như được minh họa bằng các vụ rò rỉ thông tin được tiết lộ mỗi năm, ngay cả trong các lĩnh vực nhạy cảm như quốc phòng hoặc chăm sóc sức khỏe và cũng là mối quan tâm lớn của cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.

 

Nhóm thực hiện:

  • Nguyễn Trần Lê – CH2002001
  • Lê Võ Bảo Trân – CH2002020
  • Lê Quang Kỳ – CH2002036

Xem chi tiết tại đây.

 

Watermarking with Fixed Decoder for Aesthetic 2D Barcode

on .

Trong bài báo này, chúng tôi tập trung vào mã sửa lỗi RS cơ bản trong mã QR và cố gắng sửa đổi quy trình mã hóa RS để giảm thiểu khoảng cách trực quan từ hình ảnh logo. Cụ thể, với một thông điệp d, hình ảnh logo I và một hàm khoảng cách, bài báo muốn tìm kiếm một từ mã c, sao cho khoảng cách của c từ hình ảnh logo là nhỏ nhất và c mang thông điệp d.

Nhóm thực hiện: 

VÕ QUỐC VƯƠNG – CH2020208

PHẠM TIẾN HUY – CH2020204

PHẠM MINH TÙNG – CH2020206

 

Xem chi tiết tại đây

ẨN THÔNG TIN TRÊN DỮ LIỆU SỐ VÀ ỨNG DỤNG

on .

Lưu trữ đám mây được sử dụng rộng rãi để giảm bớt gánh nặng lưu trữ cho clients nhưng nó đặt ra một vấn đề cơ bản trong việc bảo mật dữ liệu: liệu hành vi sai lạc (corruption) có thể được phát hiện và phục hồi hay không? Các nghiên cứu trước đó có thể xác minh tính toàn vẹn và khôi phục lỗi. Tuy nhiên, điều này dẫn đến chi phí lưu trữ bổ sung cho lưu trữ đám mây và chi phí tính toán cao cho clients.Vì vậy bài báo này ra đời với mục tiêu là làm thế nào để khắc phục được các nhược điểm trên.

Để khắc phục các nhược điểm của các mô hình trước đó, bài báo này đề xuất đến một sơ đồ POR (Proofs of retrievability) có thể kiểm tra công khai dựa trên kỹ thuật watermarking dễ vỡ cho dữ liệu đám mây lưu trữ, nó không chỉ cải thiện hiệu suất của quy trình kiểm toán mà còn đảm bảo đồng thời cả bảo vệ quyền riêng tư và khả năng chống tấn công lại. Các kết quả mô phỏng xác nhận cả tính đúng đắn của chương trình trong việc phát hiện và khôi phục lỗi dữ liệu cũng như sự cải thiện lớn về hiệu suất so với các chương trình POR (Proofs of retrievability) truyền thống.

Nhóm thực hiện:

Bùi Thanh Phương

CH1902016

Lê Thành Danh

CH2002003

Nguyễn Long Nhật Quang

CH2020205

Xem chi tiết tại đây.

Cơ hội và thách thức đối với việc xây dựng Khung không gian địa lý của thành phố thông minh trong một Khu đô thị nhỏ ở Trung Quốc

on .

Năm 2006, Trung Quốc đưa ra sáng kiến thành phố kỹ thuật số đầu tiên nhằm xây dựng một khung không gian địa lý quốc gia. Trong 10 năm qua, 511 thành phố cấp quận, huyện đã được hưởng lợi từ sáng kiến quốc gia với nguồn tài trợ và nguồn lực kỹ thuật do chính quyền trung ương cấp. Sáng kiến có đạt được mục tiêu không? Khung không gian địa lý đã ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động quản lý của chính quyền địa phương, các dịch vụ công, hoạt động kinh doanh và cuộc sống hàng ngày của người dân? Bài học nào có thể được rút ra từ kinh nghiệm 10 năm phát triển thành phố kỹ thuật số? Trả lời những câu hỏi này là mối quan tâm quan trọng về mặt chính sách, học thuật và thực tiễn. Sáng kiến thành phố kỹ thuật số đặt nền tảng cho việc xây dựng các thành phố thông minh mà các cơ quan Chính phủ trung ương của Trung Quốc và nhiều thành phố trực thuộc trung ương hiện đang theo đuổi. Đánh giá về sự phát triển thành phố kỹ thuật số của Trung Quốc giúp cung cấp thông tin cho các quyết định đầu tư thành phố thông minh trong tương lai và hoạch định chính sách liên quan ở quốc gia này.

Các tác giả: 

Lâm Trường Giang , Nguyễn Quốc Khánh, và Trần Đăng Quang

Xem chi tiết tại đây