NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Mặt bằng thu nhập khối ngành kỹ thuật thấp hơn nhân văn?

on .

Thông thường chúng ta nghĩ ngành kỹ thuật, công nghệ có cơ hội rộng mở, mức lương “khủng”, nhưng một nghiên cứu sử dụng số liệu cuộc Điều tra lao động và việc làm toàn quốc năm 2018 của Tổng cục Thống kê cho thấy mặt bằng thu nhập của nhóm ngành kỹ thuật/công nghệ, khoa học tự nhiên, kinh doanh/tài chính, nông nghiệp/thú y thấp hơn nhóm ngành nhân văn/nghệ thuật.


Ảnh minh họa: mitc.edu.vn

Kết quả bất ngờ đó được đề cập trong công bố “Sự khác biệt tiền lương theo ngành học đại học: bằng chứng từ các cử nhân đại học ở Việt Nam”, trên tạp chí International Journal of Educational Development1 vào tháng 10 vừa qua của TS Trần Quang Tuyến và TS Vũ Văn Hưởng, Khoa Quốc tế, ĐHQG Hà Nội. Các tác giả sử dụng mô hình phân tích kinh tế lượng để đánh giá sự khác biệt tiền lương theo ngành học đại học, mô hình có kiểm soát các đặc điểm về kinh nghiệm, giới tính, nghề nghiệp, khu vực việc làm, việc làm đúng ngành học và khu vực địa lý. Kết quả cho thấy tiền lương trung bình của nhóm ngành nhân văn/nghệ thuật cao hơn so với nhóm ngành kỹ thuật/công nghệ, khoa học tự nhiên, kinh doanh/tài chính, nông nghiệp/thú y.

Chuyển đổi số tại khoa Khoa học và Kỹ thuật Thông tin, Trường Đại học Công nghệ thông tin (UIT), ĐHQG-HCM

on .

Nguyễn Thị Thu Vân - CH1902027 

Mở đầu

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 749 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng. Theo Chương trình này, Việt Nam tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Trong quyết định này, có 8 lĩnh vực được xác định là ưu tiên trong chuyển đổi số, trong đó có giáo dục.

Trong năm 2020 vừa qua, khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện, nhiều trường học đã buộc phải đóng cửa. Đây cũng là lý do dẫn tới sự phổ biến của việc dạy và học trên truyền hình cũng như trên các nền tảng trực tuyến. Các ứng dụng dạy học trực tuyến như Zoom, Microsoft Teams, Google Classroom… cũng ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều giáo viên và nhà trường sử dụng. Sự phát triển của các mô hình học tập trực tuyến tại Việt Nam thậm chí còn được ghi nhận bởi các tổ chức uy tín trên toàn cầu.

Trên cơ sở đó, trong bài viết này, xin chia sẻ một vài điển hình trên thế giới, mô hình hoạt động chuyển đổi số (CĐS) đã và đang triển khai tại Khoa Khoa học và Kỹ thuật Thông tin (KH&KTTT) - Trường Đại học Công nghệ thông tin (UIT), Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM). Từ đó, kiến nghị một số giải pháp mở rộng để phát triển cho Nhà trường và cũng có thể làm mô hình tham khảo cho các cơ sở giáo dục đào tạo khác.

Những nan đề của toán học Việt Nam

on .

Trên con đường khám phá cái đẹp riêng biệt của toán học, các nhà nghiên cứu Việt Nam có khi nào nghĩ đến những bài toán ứng dụng ngoài thực tế và việc đáp ứng các nhu cầu của xã hội? Vấn đề đằng sau câu hỏi mà nhiều người vẫn thường nghĩ đến này thực ra còn phức tạp hơn người ta tưởng, thậm chí giải pháp cho nó không phải lúc nào cũng nằm trọn vẹn trong tay người làm toán.


Giáo sư Phạm Hi Đức (Pháp) giảng bài tại Viện John von Neumann. Nguồn: JVN


Không hẹn mà gặp, tọa đàm “Hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu Toán học tại Việt Nam, bài học kinh nghiệm và tiềm năng phát triển” do Viện Toán học (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) tổ chức vào ngày 25/9/2020 và tọa đàm “Nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực vật lý” do Hội đồng ngành Vật lý (Hội đồng giáo sư nhà nước), Hội đồng ngành Vật lý Quỹ NAFOSTED và trường Đại học Phenikaa tổ chức trước đó hai tháng cùng phản ánh một nỗi niềm chung của những người làm nghiên cứu: vai trò của lĩnh vực khoa học họ đang theo đuổi trong xã hội như thế nào? liệu lĩnh vực của họ có thể đóng góp gì cho một xã hội có tốc độ thay đổi chóng mặt như hiện nay? Đó cũng là suy tư gói gọn trong câu hỏi “Ích gì, toán học?” mà giáo sư Hà Huy Khoái từng chia sẻ trên Tia Sáng năm 2016, nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (VIASM).

AI nào cho Việt Nam?

on .

Trong khuôn khổ tuần lễ Khoa học dữ liệu do Viện nghiên cứu cao cấp về Toán và trường ĐH Bách khoa HN tổ chức ngày 29/8, GS Hồ Tú Bảo (Viện John von Neumann, ĐHQGTPHCM) đã có buổi nói chuyện tại ĐH Bách khoa HN về AI trong bối cảnh Việt Nam thời kỳ chuyển đổi số.

Giáo sư Hồ Tú Bảo phát biểu tại Diễn đàn ICT Summit 2018. Nguồn: Vietnamnet

Tại buổi nói chuyện đó ông đã nêu một số ý kiến về việc nên chú trọng đầu tư vào những lĩnh vực nào của AI để phù hợp với mục tiêu phát triển đất nước và tình hình phát triển AI ở Việt Nam.

Khi ứng dụng toán học chưa tính đến khía cạnh con người

on .

LTS: Giải Abel 2021 vừa qua, được trao cho hai nhà toán học Lásaló Lovász và Avi Wigderson vì những nghiên cứu thuộc về ranh giới giữa toán học thuần túy và toán học ứng dụng. Lásaló Lovász chia sẻ trên tạp chí Nature rằng, lằn ranh giữa hai lĩnh vực ngày càng mờ nhạt là một điều tốt. Có thật thế không? GS. Neal Koblitz, một nhà toán học mà lý thuyết của ông về sau trở thành công nghệ cốt lõi trong bảo mật trên internet lại không hoàn toàn nghĩ như vậy. Những định lý toán học thuần túy khi được kéo vào thực tế có thể ẩn chứa những nguy cơ nếu không tính đến những đa dạng chính trị, kinh tế, sắc tộc, văn hóa, định kiến, cảm xúc của con người trong đời sống.


 Lásaló Lovász, đồng chủ nhân của giải Abel 2021 chia sẻ rằng lằn ranh giữa toán học thuần túy và toán học ứng dụng ngày càng mờ đi là một điều tốt. 
Ảnh: Mandiner.hu