Sử dụng GIS đánh giá các yếu tố về Kinh tế, Xã hội, Môi trường và Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến cây Hồ tiêu tại Đắk Lắk

on .

Trong những năm vừa qua, tình trạng nông sản rơi vào cảnh được mùa, mất giá, cần phải giải cứu đang diễn ra tràn lan. Đó là hệ lụy của việc sản xuất theo cảm tính, phá vỡ quy hoạch khiến cung vượt quá nhu cầu. Theo xu hướng phát triển của nền nông nghiệp hiện đại, cần phải áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để xây dựng những vùng sản xuất quy mô lớn, từ đó giảm chi phí sản xuất, có sản phẩm chất lượng tốt và đảm bảo số lượng theo yêu cầu của thị trường … Nhận thấy được nhu cầu đó, nghiên cứu đề xuất sử dụng GIS đánh giá các yếu tố về Kinh tế, Xã hội, Môi trường và Điều kiện tự nhiên để tìm ra cây trồng phù hợp cho từng vùng. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu đề cập đến hai yếu tố là Điều kiện tự nhiên và Kinh tế, tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã chứng minh các yếu tố Xã hội và Môi trường cũng ảnh hưởng đến việc quy hoạch đất trồng cây với xu hướng phát triển bền vững. Nghiên cứu cũng tiến hành thực nghiệm trên cây Hồ Tiêu tại Đắk Lắk bởi theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đang đứng đầu thế giới nhưng đang gặp phải nhiều thách thức khi người dân đổ xô trồng hồ tiêu hàng loạt, không có quy hoạch, đặt biệt tại tỉnh Đắk Lắk nơi có sản lượng hồ tiêu lớn nhất cả nước. Kết quả của quá trình thực nghiệm là bản đồ phân loại thích nghi của cây hồ tiêu tại tỉnh Đắk Lắk được xây dựng bằng công nghệ GIS, áp dụng thuật toán nội suy (IDW) và phương pháp chồng lớp, phân tích đa tiêu chuẩn (MCA), kết hợp các tiêu chí từ FAO.

 

Nhóm thực hiện: 

Lê Bá Thiền, Trần Đức Thuận

 

Xem bài chi tiết tại đây.

Thu thập dữ liệu 3D vẽ toà nhà A của trường UIT trên bản đồ 3D.

on .

Hiện nay, với nhu cầu về việc quản lý cơ sở hạ tầng ngày càng cao như quy hoạch, du lịch, đánh giá, biến động, giao thông, hiện trạng, giải tỏa, quản lý đất đai thì GIS là một công nghệ hỗ trợ rất tốt trong việc quản lý và tương tác đối với cả dữ liệu về thuộc tính cũng như dữ liệu về không gian và có sự thay đổi về mặt thời gian. Tuy nhiên, với các công nghệ bản đồ hiện nay chỉ được thể hiện dưới dạng 2D trên một mặt phẳng cố định nên vẫn chưa thể hiện được góc nhìn, chưa cụ thể và trực quan hóa về không gian. 

Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng GIS và bản đồ trong các ngành nghề và lĩnh vực, nhóm chúng em  xin lựa chọn đề tài “Thu thập dữ liệu 3D vẽ tòa nhà A của UIT trên bản đồ 3D” dựa trên Công nghệ GIS và phần mềm ArcGis để thể hiện cái nhìn khái quát về hiện trạng cơ sở vật chất, các phòng học dưới dạng 3D để phục vụ cho công tác quản lý và định hướng phát triển về sau. 

Mục tiêu đề tài là xây dựng hoàn chỉnh mô hình 3D tòa nhà A của UIT trên bản đồ 3D cũng như xây dựng CSDL hoàn chỉnh, thể hiện đầy đủ thông tin về hiện trạng cơ sở vật chất của nhà B cụ thể như: số tầng, số phòng, chi tiết mỗi phòng, hệ thống đường đi trong tòa nhà.

 

Nhóm thực hiện:

Võ Minh QuânĐỗ Thị Như Ngọc

Xem chi tiết bài tại đây.

Phân Tích Không Gian Địa Lý và IoT

on .

Khi Internet of Things (IoT) thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta, được sử dụng để giải quyết rất nhiều thách thức và vấn đề trong cuộc sống thực, vị trí của mọi thứ trở thành tham số quan trọng.  Vị trí chính xác của việc đo lường thế giới vật lý thông qua IoT có liên quan nhiều đến sự hiểu biết  về điều kiện môi trường địa phương hoặc để phát triển mạnh mẽ, cá nhân hóa và nhận thức bối cảnh các dịch vụ và ứng dụng dựa trên vị trí.

Lập bản đồ và phân tích IoT dựa trên kích thước vị trí, phân loại các ứng dụng và dự án IoT theo phân tích không gian địa lý các phương pháp đã thực hiện.

Thành viên:
Lê Thị Cẩm Tú (CH2002048)
Trương Quốc Tuấn (CH20022049)

Xem chi tiết bài viết tại đây.

Bài toán mô phỏng khí hậu và biến đổi khí hậu trong Nobel Vật lý

on .

Biến đổi khí hậu hiện là một trong những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất, và là một trong những mối đe dọa hiện hữu đối với nhân loại. Theo Báo cáo Đánh giá lần thứ 6 của Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) mới công bố tháng 8/2021 [1], BĐKH diễn ra phổ biến, nhanh chóng và ngày càng khó lường, chưa từng có tiền lệ trong hàng nghìn năm gần đây.


Syukuro Manabe (giữa) trao đổi với các đồng nghiệp tại trường Đại học Princeton năm 1969. Nguồn: Phòng thí nghiệm Động lực Chất lưu Địa Vật lý GFDL.

Kernel SVM

on .

Tóm tắt:

Bài viết này nhằm mục đích giới thiệu về thuật toán học SVM. Tiếp theo, ta sẽ tìm hiểu về phương pháp Kernel trong việc đưa bài toán phức tạp về mặt hình học thành một bài toán giản đơn hơn để có thể áp dụng SVM,  và cuối cùng ta sẽ tìm hiểu một số ứng dụng liên quan đến thuật toán này.