NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin Tức Khác

Đậm đà hương quê với miến nấu cua đồng trưa thứ Năm

on .

Trong những ngày tiết trời oi bức buổi trưa hè, khi cơ thể cần những món ăn nhẹ bụng mà vẫn đủ chất, miến nấu cua đồng là một gợi ý phù hợp. Vị ngọt tự nhiên từ cua, mùi thơm đặc trưng của hành phi và rau ăn kèm, hòa quyện trong tô miến nóng hổi chắc chắn sẽ khiến thực khách xuýt xoa khi thưởng thức.

Miến là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn gia đình Việt, được chế biến thành nhiều món như miến gà, miến mọc, miến trộn… Riêng với món miến nấu cua đồng, nét đặc trưng nằm ở phần nước dùng được nấu từ cua đồng xay, mang vị ngọt lành đặc biệt mà không cần nêm nếm nhiều.

Nguyên liệu chính để nấu món ăn này là cua đồng, loại cua nhỏ sống ở đồng ruộng, ao hồ, có quanh năm. Sau khi chọn cua còn sống, người nấu rửa sạch, tách mai lấy gạch rồi xay nhuyễn phần thân, lọc lấy nước cua. Đây là công đoạn quan trọng, quyết định độ ngọt và độ sánh tự nhiên của món ăn.

Phần miến nên chọn miến dong để sợi không bị bở khi nấu. Miến được ngâm trước khoảng 5–10 phút rồi trụng sơ qua nước sôi để ráo. Ngoài ra, món ăn còn dùng thêm hành tím phi, rau răm, mồng tơi hoặc rau ngót tùy khẩu vị vùng miền.

Nước cua sau khi lọc được đun sôi trên lửa vừa, không khuấy mạnh để phần riêu cua nổi lên kết thành mảng. Gạch cua phi thơm với hành tím rồi cho vào nồi nước để tăng độ béo và màu sắc bắt mắt. Nếu muốn món ăn có thêm độ bùi, một vài miếng đậu hũ chiên vàng có thể cho vào lúc gần ăn.

Miến sau khi trụng sẽ được cho vào tô, chan nước cua nóng hổi lên trên, thêm ít gạch phi, rau răm, tiêu xay và hành phi. Riêng rau mồng tơi hay rau ngót nên chần sơ và cho lên mặt tô để giữ màu xanh đẹp mắt, đồng thời giúp món ăn thêm phần mát lành.

Không như các món miến nước thường sử dụng xương hầm, món miến nấu cua đồng giữ đúng chất “quê nhà” nhờ vào độ ngọt thanh, béo nhẹ từ cua. Sợi miến mềm vừa phải, riêu cua mịn và thơm, rau xanh giòn mát, tất cả hòa quyện tạo nên một món ăn dung dị mà trọn vị.

Theo amthucvungmien, monngondelam, shopeefood

Gia Hân

Nguồn: https://baomoi.com/dam-da-huong-que-voi-mien-nau-cua-dong-trua-thu-nam-c52063641.epi

Nam du ký

on .

            Nam du ký

 

1-

Thơ vốn rong rêu... áo lữ hành,

Ngoài kia biển đẹp với trời xanh...!

Nam du, hành giả xuôi phương đến...

Xa xứ từ đây: khởi viễn trình !

 

2-

Thơ vốn rong rêu như... kệ, kinh...?

Bước chân VÔ NGÃ dẫu ghi hình,

Nam Dương quần đảo(1) tâm hư ảnh...

Thế cũng "đầu đà"(2) , thật hữu tình!

 

             Tháng canh thìn, trực Mãn

                 Tịnh danh lhvkd,

                   (4-4-2025)

 

(1) Tên gọi nước INDONESIA (xứ sở của vạn đảo) ở phía nam châu Á.

(2) Phép tu khổ hạnh của đạo Bụt, ghi nhận tu sĩ Lê Anh Tú và hơn 30 đồng đạo, đi phà biển từ Mã Lai sang xứ sở vạn đảo ngày 3-4-2025.

Ngư dân tỉnh Phú Yên được mùa cá cơm

on .

Thời điểm này đang là mùa khai thác cá cơm của ngư dân tỉnh Phú Yên. Năm nay cá cơm được mùa, việc tiêu thụ lại dễ dàng nên người dân ở các làng biển phấn khởi.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Thời điểm này đang là mùa khai thác cá cơm của ngư dân tỉnh Phú Yên. Năm nay cá cơm được mùa, việc tiêu thụ lại dễ dàng nên người dân ở các làng biển phấn khởi.

Cá cơm ở Phú Yên được khai thác ở vùng lộng và thường bắt đầu từ tháng Giêng và kết thúc vào tháng 4 Âm lịch. Năm nay, thời tiết khá thuận lợi nên nhiều tàu khai thác đạt sản lượng cao.

Vừa trở về sau một đêm đánh bắt cá cơm, ngư dân Nguyễn Văn Sơn (xã An Phú, thành phố Tuy Hòa) phấn khởi khi ông cùng 5 ngư dân khai thác được khoảng 3 tấn cá.

Cá sau khi đánh bắt về được thương lái thu mua với giá từ 160.000-200.000 đồng/giỏ (mỗi giỏ 20kg). Trừ phí tổn, mỗi ngư dân thu về hơn 1 triệu đồng sau chuyến biển.

Theo ngư dân địa phương, cá cơm xuất hiện nhiều ở khu vực cách bờ biển từ 2-5 hải lý. Ngư dân thường đi khai thác từ đêm tối hôm trước đến rạng sáng hôm sau. Sản lượng bình quân từ 2 đến 3 tấn/tàu, một số tàu công suất lớn hơn có thể khai thác được 5 đến 7 tấn cá sau một đêm.

Cá cơm là loại cá thơm, ngon nên được ưa chuộng trên thị trường. Nhiều thương lái còn sử dụng tàu thuyền để mua trực tiếp của ngư dân trên biển. Nhờ vậy, ngư dân có thể khai thác dài ngày mà tốn ít chi phí bảo quản.

Là thương lái thu mua cá cơm từ nhiều năm nay, chị Lê Thị Hoa (xã An Phú, thành phố Tuy Hòa) cho biết, cá cơm rất dễ bán trên thị trường. Những người thu mua cá thường có mặt tại các bãi biển từ sáng sớm để mua cá của ngư dân ngay khi các tàu cập bến. Năm nay, cá cơm trúng mùa, giá mua bán giao động từ 7.000-10.000 đồng/kg.

Không chỉ bán cá tươi, ngư dân Phú Yên còn chế biến cá cơm thành sản phẩm xuất khẩu hoặc phơi làm cá khô, ủ làm nước mắm. Từ đó, giá trị sản phẩm cá cơm được nâng lên, người dân vùng biển có thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập.

Xưởng chế biến của chị Đinh Thị Bích Phương (xã An Hòa Hải, huyện Tuy An) luôn đỏ lửa và nhộn nhịp người để hấp cá. Chị Phương cho biết gia đình chị làm nghề chế biến cá cơm đã hơn 20 năm.

Chị mua cá cơm của ngư dân, sau đó thuê người hấp cá, phơi qua một nắng rồi phân loại. Cá cơm nhỏ nhất hay còn gọi là cá cơm ngần là loại có giá trị, sau khi thành phẩm sẽ được bán cho các công ty xuất khẩu với giá từ 90.000 - 100.000 đồng/1kg.

Theo báo cáo của huyện Tuy An, trên địa bàn huyện hiện có 7 cơ sở chế biến cá cơm khô xuất khẩu tập trung, quy mô lớn và chủ yếu tập trung tại 2 xã An Chấn và An Hòa Hải. Từ đầu năm đến nay, cá cơm khô xuất khẩu vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc đạt hơn 300 tấn, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài việc chế biến để xuất khẩu, cá cơm còn là nguồn nguyên liệu chính để các làng biển ở Phú Yên làm nước mắm. Những làng nghề nước mắm truyền thống như Mỹ Quang (huyện Tuy An), Long Thủy (thành phố Tuy Hòa), Gành Đỏ (thị xã Sông Cầu)... từ lâu đã “nức tiếng” gần xa. Nhiều hộ xây dựng thành các sản phẩm OCOP để phát triển sản phẩm và có "chỗ đứng" trên thị trường.

Mỗi ngày, cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống Hồng Gia Phúc (xã An Phú, thành phố Tuy Hòa) của chị Nguyễn Thị Hương xuất bán trên thị trường khoảng 300 lít nước mắm.

Từ tháng Giêng đến nay, nguồn cá cơm dồi dào nên chị mua khoảng 70 tấn cá để ủ muối làm nước mắm. Cá cơm ở vùng biển Tuy Hòa, Tuy An đặc biệt thơm ngon nên rất phù hợp làm nước mắm truyền thống, được nhiều khách hàng lựa chọn…

Theo ông Đào Quang Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Yên, từ đầu năm đến nay thời tiết thuận lợi cho ngư dân tỉnh Phú Yên đi khai thác cá cơm.

Ngư dân chủ yếu đi khai thác trong thời gian ngắn ở vùng lộng và cập bến tại địa phương để xuất bán cá. Nhờ sản lượng cao, việc tiêu thụ lại dễ dàng nên ngư dân có thu nhập cao./.

(TTXVN/Vietnam+)

Nguồn: https://baomoi.com/ngu-dan-tinh-phu-yen-duoc-mua-ca-com-c51975517.epi

Mực nhảy Vũng Áng 800.000/kg vẫn 'cháy' hàng

on .

 Được bán với giá 650.000 - 800.000 đồng mỗi cân nhưng mực nhảy Vũng Áng vẫn 'cháy hàng', chưa thể phục vụ đủ cho du khách trong những ngày đầu mùa hè.

Mùa mực nhảy ở khu vực biển Vũng Áng (xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bắt đầu từ tháng 3 đến hết tháng 7 âm lịch.

Mùa này, người dân lành nghề sẽ vươn khơi, câu từng mớ mực tươi sống trong đêm, thả nuôi vào khoang thuyền có trữ sẵn nước biển rồi đem về bán cho các chủ 20 nhà hàng nổi kinh doanh hải sản ở bên bờ biển thuộc địa bàn thôn Hải Phong (xã Kỳ Lợi).

Theo người dân, mực nhảy là những con mực khi vớt lên để chế biến vẫn còn sống, giãy đành đạch, mắt và các sao phát sáng trên thân mực nhấp nháy liên tục.

“Thời tiết nắng nóng chính là lúc mực nhảy được người dân và du khách ưa chuộng, mỗi ngày có thể bán đến 30-50kg mực. Khách đến ăn thường gọi trước để nhà hàng chuẩn bị, giá mực đầu mùa khá cao, nhưng ngày lễ hay cuối tuần vẫn không đủ hàng để phục vụ”, bà Thanh Nhàn (chủ 1 nhà hàng) cho hay.

Mực nhảy được vớt lên từ khu vực nuôi lồng bè của nhà hàng tại xã Kỳ Lợi.

Mực nhảy ngon nhất khi vừa vớt lên từ lồng nuôi, rửa sạch để nguyên con đem làm sashimi (gỏi mực), luộc, hấp bia, hoặc kho gừng. Vị ngọt và béo, độ giòn của con mực còn tươi nguyên khiến mực nhảy Vũng Áng không thể lẫn với mực vùng khác.

Mực nhảy Hà Tĩnh có bề ngoài lấp lánh rất bắt mắt. Mắt của mực liên tục chớp trong lúc đang nhảy. Con mực khi vớt lên để chế biến vẫn còn sống. Những ngày đầu hè, hơn 20 nhà hàng bè nổi tại xã Kỳ Lợi tất bật đón khách đến thưởng thức đặc sản mực nhảy.

Lãnh đạo địa phương cho biết, mực nhảy ở Vũng Áng trở thành đặc sản nổi tiếng. Mực ở đây ngon là nhờ vào sự khác biệt từ độ mặn tại vùng biển này. Biển Vũng Áng độ mặn khá cao, xấp xỉ 3.5 (độ mặn lý tưởng của nước biển) làm hương vị của mực nhảy Vũng Áng, Hà Tĩnh rất đặc trưng, đậm đà, tươi ngon và giá cả đắt đỏ hơn những nơi khác.

Phạm Trường

Nguồn: https://baomoi.com/muc-nhay-vung-ang-800-000-kg-van-chay-hang-c51936257.epi?utm_source=dapp&utm_campaign=share

Sắc / Không , vô đối ?

on .

1-
Chợ  trời  thật  / giả , đâu  chân lý  ?
Hàng  hóa lương tâm ,  thiếu  vẫn.... thừa  !
Nghệ sĩ nhân  dân , sao thế nhỉ  ?
Ca nương nhà giáo , " bó tay  " thua  !
 
2-
Chợ  trời  văn bút,  khoe bằng  cấp...
Học vị  " kim  tiền " , khéo léo mua  !
Phe nhóm công kênh,  trên báo mạng....
Thợ tu,  thợ nhạc....cũng  làm  "vzua " !
 
3-
Cuối cùng nghệ thuật  như....âm án ?
Kinh kệ thu  băng,  chuông mõ  khua  ...
Giá  cả phập phù như.... chứng khoán  ?
Ô hay , tu  CHỢ hay tu....CHÙA  ?
                          TDM, giữa  đông  2024
                             tịnh danh lhvkd ,