NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin Tức Khác

Trăng không trắng

on .

        Trăng không trắng

 

Hỏi có gì vui vào những đêm trăng?

Khi tuổi thơ đã đi qua trước mắt

Nhớ ngày xưa váy chị Hằng khôi trắng

Thấp thoáng cùng ánh trăng báng màu măng

 

Có gì hay khi ngoảnh đầu nhìn lại

Mảnh kí ức đã nhuốm màu đục váng?

Hay mãi lục tìm trong bầu trời dĩ vãng

Cảnh ngày hè, cảnh mái lá tàu che?

 

Ôi những ngày xưa còn vương sót lại

Trong đôi mắt của một thời thơ ấu

Có biết đâu thời gian không dừng mãi

Không chờ, chẳng đợi vẫn ngày mai.

                                             Phạm Hồng Trà

Bữa trưa quốc tế với cà ri đỏ vịt quay kiểu Thái

on .

Với sắc màu rực rỡ từ gia vị và thực phẩm, cà ri đỏ vịt quay kiểu Thái là món ăn hứa hẹn mang đến cho thực khách bữa trưa quốc tế bùng nổ vị giác.

Qua tìm hiểu, ẩm thực Thái Lan có sự đa dạng trong nền tảng gia vị chế biến, trong đó, gia vị cà ri tạo nên một số món nổi bật có sắc màu cà ri vàng, cà ri đỏ, cà ri xanh. Và từ những cách làm ấy đã tạo thành món cà ri đỏ vịt quay bắt mắt, đậm đà hương vị.

Theo thông tin trên các trang web ẩm thực quốc tế, món cà ri đỏ vịt quay được đầu bếp hoàng gia Thái Lan sáng tạo để phục vụ cho những bữa tiệc cung đình. Về sau, món ăn này “nhân rộng” ra quán xá và trở thành một phần ẩm thực Thái Lan.

Để làm món ăn này, người nấu ngoài có vịt quay thơm ngon thì còn phải soạn phần gia vị kỳ công như cà ri đỏ, sữa tươi, nước cốt dừa, cà chua bi, khoai môn, cà rốt, vải thiều, hạt điều, lá húng quế, lá chanh Thái, ớt sừng. Đây đều là những gia vị cốt lõi trong các món cà ri kiểu Thái nói chung và cà ri đỏ vịt quay nói riêng.

Hiện vịt quay được bày bán nhiều ở các cửa hàng đồ quay người Hoa, bán chung với heo quay, xá xíu, phá lấu nên việc còn lại của mọi người chỉ là chọn mua ở cơ sở uy tín, nổi tiếng. Đặc biệt, nếu bạn dùng món ăn ít người thì có thể mua nửa con hoặc một phần từ góc đùi, góc cánh vẫn được.

Quy trình chế biến món ăn gồm các bước ướp và áp chảo vịt quay nếu mua vịt sống, còn mua vịt quay sẵn thì chỉ việc cắt khúc vừa ăn. Phần súp cà ri nấu từ hỗn hợp sữa tươi, đường, nước mắm, cà ri đỏ, khoai môn, cà rốt. Khi nước súp gần chín, cho thịt vịt và ít lá gia vị Thái kể trên vào và nấu thêm một khoảng thời gian là hoàn tất món ăn.

Món ăn kèm cà ri đỏ vịt quay là cơm trắng hoặc bánh mì. Sự kết hợp hai thức ăn kèm này giúp mọi người dịu nhẹ vị cay nồng của cà ri, bật dậy vị thơm, ngọt thịt của vịt, cân bằng vị giác. Thêm một ly trà sữa Thái là mọi người đã có bữa trưa khám phá ẩm thực Thái Lan đầy thú vị.

Theo amthucthailan, monanquocte, shopeefood

Gia Hân

Nguồn: https://baomoi.com/bua-trua-quoc-te-voi-ca-ri-do-vit-quay-kieu-thai-c51592812.epi

Mùi xuân, vị tết (Bài 2): Mùi già ướp hương chiều 30 tết

on .

Đâu cứ phải mùi vị gì cao sang, thượng hạng mới khiến lòng người nhớ nhung. Đôi khi, những mùi vị thân thuộc, giản đơn, gắn bó nhất mới là thứ neo đậu dài lâu trong tâm khảm, ký ức mỗi người. Cũng như cách hương thơm của nồi nước mùi già trong buổi chiều 30 tết vấn vít trong lòng chúng ta.

Xôn xao ký ức, hoài niệm

Rau mùi (khu vực phía nam thường gọi là ngò rí) vốn là loại rau gia vị quen thuộc, thường được sử dụng trong chế biến các món ăn của người Việt.

Mọi ngày, đa phần người mua sẽ lựa chọn những bó mùi bánh tẻ, không non cũng chẳng quá già để chế biến cùng món ăn hoặc ăn kèm với các loại rau sống cho tăng thêm phần hấp dẫn, kích thích vị giác.

 Mùi già có hương thơm ngát, dễ chịu.

Mùi già có hương thơm ngát, dễ chịu.

Ấy vậy mà, trong phiên chợ ngày 30 tết, những cành mùi già trở nên “hút khách” đến lạ. Nhiều người đã sắm sanh đủ đầy vẫn không quên mua về mấy bó mùi già đun nồi nước thơm dìu dịu.

Những cành mùi già đã ngả màu đỏ tía, hoa li ti trắng xen lẫn chùm quả nhỏ xanh khi mua về được rửa sạch bùn đất rồi cuộn vòng hoặc bó lại gọn gàng. Sau đó cho vào nồi nước lớn đun đến khi sôi sùng sục, tỏa hương ngan ngát khắp một khoảng không gian.

Bà, mẹ sẽ lấy những bát nước đầu tiên dành để lau rửa đồ thờ trên bàn thờ gia tiên như một cách thể hiện niềm yêu thương, kính trọng. Sau đó các thành viên trong gia đình lần lượt pha nước tắm gội. Người Việt quan niệm rằng: Tắm gội bằng nước mùi già giúp gột rửa hết mọi muộn phiền, lo lắng, điều không may mắn của năm cũ, thanh tân đón chào năm mới.

Chẳng biết phong tục tắm nước mùi già chiều 30 tết có tự bao giờ. Nhưng hương thơm ấy đã trở thành một phần quen thuộc trong ký ức, hoài niệm về những chiều 30 tết của nhiều thế hệ người dân trên dải đất hình chữ S này.

 

Chị Phạm Thị Nhung - chủ cơ sở sản xuất các sản phẩm từ thảo dược mang thương hiệu Nhung Mộc chụp ảnh trên cánh đồng mùi già

Hương thơm ấy gợi nhớ về tuổi thơ đong đầy yêu thương bên gia đình, người thân. Như khi bà vẫn còn móm mém nhai trầu, tỉ mẩn nhặt những cành mùi già chuẩn bị đun nồi nước thơm. Trong khi người lớn bận bịu trở lửa, canh nồi nước sôi thì đám con trẻ chơi đùa trong sân, nói cười huyên náo. Đợi khi mẹ “ra lệnh” tổng động viên, cả đám sẽ ngoan ngoãn chờ đến lượt tắm nước mùi già...

Hương thơm mùi già – gạch nối giữa quá khứ và hiện tại

Tết giữa lòng nhịp sống hiện đại, nhiều giá trị, phong tục truyền thống vẫn tiếp tục được trao truyền, gìn giữ theo các cách khác nhau, trong đó có phong tục tắm nước mùi già chiều 30 tết. Ở khu vực thị thành khó tìm mua mùi tươi già hay những gia đình quá bận bịu, không có điều kiện đun nấu thì có thể đặt mua nước cất mùi già, xà bông mùi già. Cách thức có thể khác đi, hương thơm ấy có thể khác biệt nhưng tình cảm, tâm hồn mình vẫn vẹn nguyên như thế.

 

Sản phẩm nước chưng cất Mùi già mang thương hiệu Nhung Mộc.

Tôi có quen một người chị từng ở cùng kí túc xá đại học, quê Bắc Giang. Sau nhiều năm lặn lội mưu sinh, chị quyết định bỏ phố về quê khởi nghiệp làm đồ handmade.

Từ những ngày đầu tháng Chạp, trang Facebook của chị đã chia sẻ rất nhiều hình ảnh về cánh đồng mùi già gia đình chị trồng ven bờ sông Đáy, thông tin sản phẩm nước chưng cất mùi già.

 Người lớn, con trẻ vui đùa bên nhau trên cánh đồng mùi già.

Người lớn, con trẻ vui đùa bên nhau trên cánh đồng mùi già.

Trong rất nhiều bài đăng trên Facebook của chị có tên Nhung Mộc, tôi đặc biệt ấn tượng với bức ảnh người lớn, trẻ nhỏ thoải mái, vui vẻ nói chuyện, chơi đùa giữa cánh đồng mùi già cùng dòng trạng thái: “Bãi mùi già đã cắt, mang ngô khoai ra đây nướng, người lớn ngồi uống trà, trẻ con chạy nhảy chơi giữa những luống mùi cũng chill ra phết... Hãy tự tối giản lại cái tết của mình để tết chỉ còn là niềm vui và sự háo hức, chờ đợi không chỉ của lũ trẻ. Tết này, mang mùi già vườn nhà Mộc về bên gia đình mình nha các bác”.

Lời mời thân tình đến thế, mộc mạc và dễ chịu như hương thơm mùi già hong ấm những chiều 30 tết. Tôi đã “chốt đơn” đặt mua nước chưng cất mùi già dưới bức ảnh ấy, để chờ đến chiều 30 tết sẽ hít hà, tận hưởng mùi hương trong nồng nàn xúc cảm, kỷ niệm.

Táo quân

on .

             Táo Quân 
 
1-
Hôm nay, ngày Táo Quân(1)
Năm cũ còn.... một tuần !
Rồi trở thành dĩ vãng ,
Để thiên hạ đón XUÂN !
 
2-
Hôm nay ngày Táo Quân....
Nghĩ xa và nghĩ gần ,
Câu chuyện tình ...lãng mạn ,
3 táo đắp chung....chăn !(2)
 
3-
Hôm nay, ngày Táo Quân....
Bạn bè xa vắng dần ,
Thắp nén nhang tưởng nhớ ....
Khi " tống cựu nghênh tân " (3)
 
                  Tháng sửu, trực Thành
                      ( 22-1-2025 )
                    Tịnh danh lhvkd,
 
 
(1) ngày 23 tháng chạp hàng năm.
(2) Vua bếp gồm 3 người : 2 ông yêu 1 bà....
(3) tiễn năm cũ, đón năm mới....

Nồi lẩu cuối tuần thân quen với 'kiểu ăn' bún riêu

on .

Là phiên bản nâng cấp từ món bún riêu thân quen, lẩu bún riêu hứa hẹn tạo nên buổi sum vầy cho mọi người trong trưa cuối tuần.

Bắt nguồn từ món bún riêu cua truyền thống, lẩu bún riêu là món ăn được chế biến từ riêu cua đồng béo thơm, đậu hũ, cà chua, rau thơm và không thể thiếu là những sợi bún tươi. Thay vì phục vụ trong từng tô như bún riêu thì lẩu bún riêu được phục vụ trong nồi lẩu, mang đến sự ấm cúng cho buổi họp mặt.

Để làm món ăn này, cần có những nguyên liệu chính là riêu cua, tôm khô (hoặc tôm tươi), cà chua, đậu hũ, giò sống, chả lụa, chả cua, mắm tôm. Đầu tiên, phần riêu cua được người nấu làm từ cua đồng xay nhuyễn, lọc lấy thịt rồi thêm ít gia vị nấu sôi thành những miếng gạch cua thơm nồng.

Còn phần nước dùng, hầu hết đều lựa chọn xương heo để hầm, cho vị nước thanh ngọt. Đầu bếp chuyên nghiệp chia sẻ mẹo để nước dùng thơm, màu đẹp là thường xuyên hớt bọt tiết ra từ xương trong quá trình hầm. Còn lại, vẫn có một số thao tác như phi thơm hành tím, thêm cà chua xào mềm, rồi đổ nước cua vào. Để nước dùng có vị chua dịu, có thể thêm một ít giấm bỗng hoặc me chua.

Đến các nguyên liệu còn lại, cần có sự chuẩn bị như cắt đậu hũ thành miếng vuông rồi chiên vàng. Cắt chả lụa thành lát mỏng. Giò sống vo thành viên nhỏ, nấm rửa sạch, các loại rau sống rửa sạch và để ráo nước.

Khi mọi thứ hoàn thành sẽ được để riêng từng phần. Đến lúc thực khách gọi lẩu, người nấu cho nước dùng vào nồi lẩu, trình bày thức ăn kèm như thịt, chả, rau lên mẹt rồi dọn lên. Đặc biệt, một số nhà hàng còn dùng nồi lẩu cù lao đựng nước dùng mang đến hương vị thân quen, gần gũi như bữa cơm nhà.

Theo amthucvungmien, monngonmoingay, shopeefood

Gia Hân

Nguồn: https://baomoi.com/noi-lau-cuoi-tuan-than-quen-voi-kieu-an-bun-rieu-c51719035.epi?utm_source=dapp&utm_campaign=share