NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin Tức Khác

'Hồi chuông báo tử' cho ngành kinh doanh xe xăng ở châu Âu

on .

Dù các nước EU đã nhất trí sẽ 'khai tử' những chiếc xe động cơ đốt trong, vẫn có lo ngại về rủi ro mà động thái này mang lại cho xã hội châu Âu.

Các nhà đàm phán từ Liên minh châu Âu (EU) hôm 27/10 đã đạt đồng thuận về cấm bán xe mới sử dụng công nghệ động cơ đốt trong bắt đầu từ năm 2035. Thỏa thuận lịch sử này sẽ đưa châu Âu vào quỹ đạo hướng tới một tương lai với xe điện là chủ đạo.

Cộng hòa Séc, nước hiện đang giữ chức Chủ tịch EU cho biết, các nhà đàm phán từ các quốc gia thành viên, Nghị viện châu Âu (EP) và Ủy ban châu Âu (EC) đã nhất trí rằng các nhà sản xuất ô tô phải đạt được mức cắt giảm 100% phát thải CO2 vào năm 2035. Theo đó, EU sẽ cấm việc bán xe hơi và xe tải mới chạy bằng xăng hoặc dầu diesel trong khối 27 quốc gia.

“Thỏa thuận này là một tin tốt lành đối với những người lái xe ô tô… những chiếc xe không phát thải (xe điện) mới sẽ có giá cả phải chăng hơn và dễ tiếp cận hơn với mọi người”, ông Jan Huitema, trường đoàn đàm phán của Nghị viện châu Âu, cho biết.

Lệnh cấm là một phần trong gói ứng phó biến đổi đổi khí hậu của EU có tên là “Fit For 55”, nhằm mục đích giảm lượng phát thải gây hại cho khí hậu xuống 55% vào năm 2030, so với mức năm 1990 và đạt được mức độ trung hòa các-bon vào năm 2050.

Ông Frans Timmermans, Giám đốc khí hậu của EU, cho rằng thỏa thuận này sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến ngành công nghiệp xe hơi và người tiêu dùng.

“Châu Âu đang đón nhận sự chuyển dịch sang phương thức di chuyển không phát thải. Các nhà sản xuất ô tô châu Âu đã chứng minh rằng họ đã sẵn sàng hành động, với việc ngày càng có nhiều xe điện giá cả phải chăng sẽ được tung ra thị trường”, ông nói.

Ông Jozef Síkela, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Séc, đánh giá rằng thỏa thuận này “sẽ mở đường cho ngành công nghiệp ô tô hiện đại và cạnh tranh ở EU”.

Bên cạnh những nhận định lạc quan về những gì thỏa thuận này sẽ mang lại, vẫn có những tiếng nói bất đồng do lo ngại thỏa thuận này không cho phép có đủ sự đa dạng về công nghệ.

“Thỏa thuận hôm nay đã đóng sập cánh cửa cho phát triển công nghệ mới và đặt tất cả trứng vào một giỏ. Đây là một sai lầm”, ông Jens Gieseke, đại diện của nhóm nghị sĩ trung hữu EPP Group cho biết trong một tuyên bố sau khi thỏa thuận được thông qua hôm 27/10.

“Với thỏa thuận hôm nay, sau năm 2035, đường phố của chúng ta có thể sẽ đầy những chiếc xe cổ, vì xe mới không có sẵn hoặc giá cả không phải chăng”, ông Gieseke cảnh báo.

EU không có kế hoạch cấm lái xe động cơ đốt trong. Thay vào đó, họ hy vọng rằng xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch cuối cùng sẽ dần được thay thế bằng xe điện.

Minh Đức (Theo Euractiv, DW, Fox News)

Nguồn:https://baomoi.com/hoi-chuong-bao-tu-cho-nganh-kinh-doanh-xe-xang-o-chau-au/c/44120998.epi

Bánh ướt 50 năm chợ Nghĩa Hòa, mỗi năm chỉ tăng 1.000 - 2.000 đồng

on .

TTO - Trong con đường chợ nhỏ xíu, chật ních người, quầy bánh ướt ngót 50 năm yên vị ở hẻm 123 Nghĩa Phát, Tân Bình. Từ đời mẹ tới đời con gái (cô con gái đã ngoài 60 tuổi), cần mẫn với những thau bánh ướt mềm mịn, ca mắm đậm đà, hành phi thơm lừng.

Bánh ướt 50 năm chợ Nghĩa Hòa, mỗi năm chỉ tăng 1.000 - 2.000 đồng - Ảnh 1.
 

Đĩa bánh ướt 12.000 đồng giữa lòng Sài Gòn - Ảnh: Minh Đức

COVID-19 đã làm gì não của chúng ta

on .

Một bác sĩ chuyên khoa thần kinh đang dẫn dắt hành trình giải một trong những bí ẩn liên quan COVID-19 khiến giới khoa học đau đầu nhất: ảnh hưởng của nó lên não bệnh nhân.

Nhưng khoa học thần kinh thì liên quan gì đến một căn bệnh đường hô hấp? Bác sĩ người Mỹ gốc Thụy Sĩ Igor Koralnik cũng từng băn khoăn như thế, khi được một đài địa phương ở bang Illinois (Mỹ) mời tham gia một chương trình trò chuyện về con virus mới xuất hiện ở Trung Quốc hồi tháng 1-2020.

Tuy nhiên giờ thì ông đã có thể cho ta biết lý do tại sao: "COVID-19 cấp tính là bệnh đường hô hấp nhưng COVID-19 kéo dài thật ra lại là về não".

COVID-19 đã làm gì não của chúng ta - Ảnh 1.

Trước khi chuyển đến Đại học Northwestern (Illinois), Koralnik đã nổi tiếng nhờ dành cả sự nghiệp nghiên cứu các biểu hiện thần kinh của bệnh truyền nhiễm.

Mọi chuyện bắt đầu vào thập niên 1980, khi Koralnik đang là sinh viên khoa thần kinh của một trường y ở Geneva, và dịch HIV/AIDS mới xuất hiện. Ban đầu, HIV không được xem là bệnh về thần kinh.

Theo thời gian, nhiều người có HIV bắt đầu gặp các vấn đề về mất trí nhớ, về tủy sống…; điều này gợi mở cho Koralnik một lĩnh vực nghiên cứu hoàn toàn mới: biểu hiện thần kinh của HIV, và sau này là các bệnh truyền nhiễm.

COVID-19 đã làm gì não của chúng ta - Ảnh 2.

Bác sĩ Igor Koralnik khám cho bệnh nhân tại phòng khám neuro-COVID. Ảnh: Đại học Northwestern

Nói là mới bởi lúc đó, các nhà thần kinh học không có lý do gì để quan tâm đến các bệnh truyền nhiễm và ngược lại, các bác sĩ bệnh truyền nhiễm cũng không thực hành thần kinh học.

Koralnik sau đó có đến 21 năm làm việc tại Đại học Y Harvard, với vị trí cao nhất từng nắm là trưởng khoa miễn dịch học thần kinh (neuroimmunology) của Trung tâm y khoa Beth Israel.

Tại đây, ông sáng lập và lãnh đạo Trung tâm HIV/Khoa học thần kinh, một phòng khám chuyên điều trị các triệu chứng về thần kinh của bệnh nhân HIV vốn trước đó không được chú ý đến.

"[Koralnik] đã khẳng định tên tuổi của mình khi xác định HIV có tác động đến thần kinh... Nói một cách ngắn gọn thì ông ấy đang lặp lại lịch sử với COVID" - Eric Liotta, phó giáo sư thần kinh học tại Northwestern, cũng là thành viên nhóm nghiên cứu của Koralnik, nhận xét.

COVID-19 đã làm gì não của chúng ta - Ảnh 3.

Bác sĩ Igor Koralnik. Ảnh: Đại học Northwestern

Koralnik hiện là trưởng bộ phận bệnh truyền nhiễm thần kinh và thần kinh học toàn cầu của Trung tâm nghiên cứu y khoa Searle của ĐH Northwestern, dẫn đầu nhóm nghiên cứu giải mã bí ẩn "COVID kéo dài".

Ông đến đại học này ngay trước khi ca nhiễm đầu tiên được báo cáo từ Vũ Hán, âu cũng là cái duyên. Khi COVID-19 đã là đại dịch toàn cầu, và giới khoa học tập trung vào tác động của nó lên phổi, Koralnik cho rằng nó sẽ còn có các ảnh hưởng khác.

Tháng 4-2020, ông cho thành lập một nhóm nghiên cứu neuro-COVID (các triệu chứng thần kinh kéo dài sau khi nhiễm COVID), và một tháng sau đó, mở tiếp phòng khám neuro-COVID tại Bệnh viện Northwestern Memorial. 

Đây là một trong những phòng khám thần kinh COVID-19 đầu tiên ở Mỹ. Ngoài điều trị, phòng khám cũng thu thập số liệu nhân khẩu học, chất lượng sống và kết quả kiểm tra nhận thức của bệnh nhân.

"Chúng tôi dự đoán mình sẽ điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng (đã nhập viện) và cần điều trị ngoại trú về thần kinh là chính nhưng thực tế ngược lại.

COVID-19 đã làm gì não của chúng ta - Ảnh 4.

Trong số liệu mới nhất, nhóm nghiên cứu của ông Koralnik thu thập được, tỉ lệ trầm cảm và lo lắng ở những bệnh nhân bị COVID-19 kéo dài không nhập viện là 16%, cao hơn so với những người phải nhập viện (9%).

COVID-19 đã làm gì não của chúng ta - Ảnh 5.

Trong một nghiên cứu của nhóm tác giả khác, bệnh nhân COVID-19 kéo dài không nhập viện cũng báo cáo chất lượng sống của họ giảm đi, họ bị lo lắng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung.

Những phát hiện mới này cho thấy có thể không có mối tương quan giữa mức độ nghiêm trọng của việc mắc COVID và ảnh hưởng lâu dài đến não. Nhiều người nhiễm COVID-19 nhẹ với các triệu chứng chỉ như bị cảm cũng có thể bị những tác động đến não/thần kinh lâu dài.

Theo Koralnik, trước khi có vắc xin, khoảng 1/3 (hơn 33%) người nhiễm COVID-19 có nguy cơ bị COVID-19 kéo dài. Dữ liệu mới cho thấy nếu tiêm 1-2 mũi tăng cường, rủi ro bị COVID-19 kéo dài còn khoảng 16 - 17%.

COVID-19 đã làm gì não của chúng ta - Ảnh 6.
COVID-19 đã làm gì não của chúng ta - Ảnh 7.

Thực tế là hơn hai năm sau đại dịch, nhiều khía cạnh của COVID-19 kéo dài, đặc biệt là nguyên nhân và cách khắc phục - vẫn còn là bí ẩn với các bác sĩ. Vẫn cần có nhiều nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng thần kinh của COVID-19 hơn nữa, song ở thời điểm này, các bằng chứng mới nhất cho thấy hậu quả là đáng báo động.

Tại Trung Quốc, các bệnh nhân COVID-19 nhập viện ở các bệnh viện tại Vũ Hán trong giai đoạn từ 12-2 đến 10-4-2020 đã được mời tham gia điều tra về sức khỏe sau một và hai năm mắc bệnh. Theo kết quả công bố trên tập san JAMA Netw Open ngày

15-9, trong số 3.988 người đáp ứng tiêu chí nghiên cứu, có 1.864 người thực hiện đủ cả hai khảo sát sức khỏe sau hai năm. Trong nhóm này, 505 người (27,1%) bị COVID-19 nặng.

COVID-19 đã làm gì não của chúng ta - Ảnh 8.

Mệt mỏi là triệu chứng chung phổ biến ở cả hai lần khảo sát nhưng tỉ lệ giảm từ 26,9% (501 trong số 1.864 người) sau một năm, còn 10,3% (192 trong số 1.864 người) sau hai năm. 

Hầu hết các triệu chứng khác cũng giảm đáng kể theo thời gian. Chỉ có ngoại lệ với một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân bị khó thở. Tình trạng này không thay đổi nhiều sau một năm, với 2,6% (49 bệnh nhân) bị khó thở so với sau hai năm, với 2,0% (37 bệnh nhân).

COVID-19 đã làm gì não của chúng ta - Ảnh 9.

Cũng trong tháng 9 vừa rồi, trên tập san Nature Medicine, các nhà khoa học Trường Y Đại học Washington ở St Louis, Mỹ công bố kết quả nghiên cứu "đánh giá toàn diện về hậu quả thần kinh lâu dài của COVID-19", thực hiện trên 154.068 người nhiễm COVID-19 kéo dài trong giai đoạn từ ngày 1-3-2020 đến 15-1-2021.

Nhóm nghiên cứu ghi nhận đột quỵ, trầm cảm, lo lắng, đau nửa đầu, động kinh, các vấn đề về nhận thức và trí nhớ, rối loạn vận động… có thể xảy ra với các bệnh nhân bị COVID-19 kéo dài trong năm đầu sau khi mắc bệnh. Đáng chú ý là ngay cả bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhẹ, không cần nhập viện trước đó cũng tăng nguy cơ gặp các vấn đề này.

COVID-19 đã làm gì não của chúng ta - Ảnh 10.

Bác sĩ Igor Koralnik khám cho bệnh nhân

"Các nghiên cứu trước đây chỉ kiểm tra một số biểu hiện thần kinh nhất định, hầu hết ở bệnh nhân nhập viện. 

Trong khi đó, chúng tôi đánh giá 44 rối loạn não và thần kinh ở cả bệnh nhân không nhập viện và nhập viện cũng như bệnh nhân nặng ở phòng chăm sóc đặc biệt. 

Kết quả cho thấy tác hại lâu dài của COVID-19 là đáng báo động" - tác giả chính của nghiên cứu, bác sĩ Ziyad Al-Aly, chuyên gia về dịch tễ học lâm sàng của Đại học Washington, cho biết.

COVID-19 đã làm gì não của chúng ta - Ảnh 11.

Các vấn đề về trí nhớ - gọi chung là sương mù não - một triệu chứng phổ biến của COVID-19 kéo dài, ở người nhiễm COVID-19 cao hơn 77% so với người không nhiễm. 

Mặc dù tình trạng sương mù não có giảm đi ở một số người nhưng vẫn kéo dài ở nhiều người khác. Tại thời điểm này, tỉ lệ người bị sương mù não kéo dài hồi phục vẫn còn là ẩn số.

COVID-19 đã làm gì não của chúng ta - Ảnh 12.
 HỒNG VÂN
 VÕ TÂN

 

 

 

Áp thấp nhiệt đới cách Bình Định 300km, cảnh báo mưa lên tới 800mm

on .

TTO - Sáng nay (14-10), áp thấp nhiệt đới mạnh lên cấp 7 (tốc độ 50-61km/h), giật cấp 9. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão và hướng vào vùng biển Đà Nẵng - Bình Định.

Áp thấp nhiệt đới cách Bình Định 300km, cảnh báo mưa lên tới 800mm - Ảnh 1.
 

Áp thấp nhiệt đới dự báo gây mưa rất to ở miền Trung và Tây Nguyên từ hôm nay - Ảnh: NCHMF

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 6h sáng nay 14-10, áp thấp nhiệt đới đang cách Bình Định khoảng 310km về phía đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và có khả năng mạnh lên thành bão. 

Trong 12 - 24 giờ tới, bão tiếp tục giữ nguyên hướng và có khả năng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 4h sáng 14-10, áp thấp nhiệt đới ở trên vùng biển Đà Nẵng - Bình Định, cường độ mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Sáng 15-10, áp thấp nhiệt đới đi vào đất liền các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ và suy yếu dần.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển từ Quảng Trị đến Phú Yên (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, huyện đảo Cù Lao Chàm) có gió Đông Bắc đến Bắc cấp 6, giật cấp 7. Từ chiều ngày 14-10 có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10.

Trên đất liền, từ chiều tối ngày 14-10, khu vực đất liền ven biển các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có khả năng chịu ảnh hưởng của gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9.

Ven biển các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên cần đề phòng nước dâng cao 0,2-0,4m, kết hợp với triều cường và sóng lớn gây ngập úng vùng trũng, thấp, sạt lở bờ biển.

Tổng lượng mưa tích lũy từ cả đợt tính đến hết ngày 16-10 ở khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, khu vực Tây Nguyên phổ biến từ 200-500mm, có nơi trên 600mm, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi 400-600mm, có nơi trên 800mm.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét cấp 2. Riêng khu vực Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi cấp 3.

Thời tiết ngày 14-10

- Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi trời rét.

- Khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và Tây Nguyên: có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông.

- Các khu vực khác: có mưa rào và dông vài nơi.

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Áp thấp nhiệt đới cách Bình Định 300km, cảnh báo mưa lên tới 800mm - Ảnh 3.

CHÍ TUỆ

Nguồn: https://tuoitre.vn/ap-thap-nhiet-doi-cach-binh-dinh-300km-canh-bao-mua-len-toi-800mm-20221014070208094.htm

Xuyên Việt cùng 'giáo sư quần đùi'

on .

TTO - Sau 38 ngày đạp xe từ Lũng Cú, 2.800km đường dài, 35.000m độ cao, "giáo sư quần đùi” Trương Nguyện Thành tiếp tục guồng đạp vào chặng cuối thư giãn với hơn 500km trên Đồng bằng sông Cửu Long để đến điểm cuối là mũi Cà Mau...

Xuyên Việt cùng giáo sư quần đùi - Ảnh 1.
 

“Giáo sư quần đùi” Trương Nguyện Thành leo dốc trên đường xuyên Việt - Ảnh: THÀNH TRÍ