NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin Tức Khác

Thơ giữa tuần "Đáo bỉ ngạn"

on .

Đáo bỉ ngạn(1)
 
1-
Đi vô ngã, về vô thường....
Trái tim khởi đuốc yêu thương ,
"Karma"(2) niềm tin hành giả ,
Dấu chân vô nhiễm soi đường !
 
2-
Đi trong "nhân nghiệp" vị tha....
Về trong "quả nghiệp" an hòa,
"Kara"(3)du phương cầu nguyện,
Hành giả tu tập....linh hoa(4)!
 
3-
Đi tầm thấu thị "giai không"....
Về ngộ: hằng hữu viên dung(5)!
Bờ đi cũng là....bến đến,
Nam mô ! trì tụng, trải lòng.....   
 
               Tháng sửu, trực Định 
                  ( 15-1-2025 )
                Tịnh danh lhvkd,
 
Chú thích:
(1) Đáo bỉ ngạn: trở lại nơi xuất phát ( chân như hằng hữu).
(2) Karma: luật nhân quả.
(3) Kara: không cần, chẳng cần...
(4)Linh hoa: tri thức siêu việt, thông tuệ cực kỳ....
(5) Viên dung: tuần tự trước- sau như nhất: sóng & nước , sinh & tử, lúc nào cũng là như lai ....

Tâm hoa trổ thiên lương

on .

 TÂM HOA TRỔ THIÊN LƯƠNG

                                                                                              - LÊ MINH QUỐC -

Trong tác phẩm Thú chơi sách, học giả Vương Hồng Sển cho biết: “Năm 1941, tôi làm thơ ký nơi Dinh Thống đốc Nam Kỳ, tôi có một bạn đồng liêu là Bùi Văn Hai được đi Hà Nội học bổ túc về khoa gìn giữ thư viện (archiviste). Có tin thi sĩ Tản Đà từ trần, nhờ đến cụ bà Nguyễn Khắc Hiếu xin vài kỷ niệm của thi sĩ, thì bà cụ rất sẵn lòng”. Lá thư trả lời ngày 22 Novembre 1941 của bạn cụ Sển, nay đọc lại, tự dưng tôi lại liên tưởng đến một nhà thơ ở đất Bình Dương: Tịnh danh LHVKD.

Tại sao thế?

Không liên tưởng sao được khi trong thư có đoạn thuật lại câu nói của vợ nhà thơ Tản Đà nhận xét về chồng: “Ông sẽ làm nhiều loại về tiểu thuyết v.v… nữa nếu ông còn vì bao giờ trong lòng ông vẫn có thơ văn muốn thì có”. Rõ ràng, đây là phẩm chất của người viết chuyên nghiệp, tất nhiên cũng cần phải có tài năng thì bất kỳ lúc vào cũng có thể viết. Từ lâu nay, có cơ may lẫn cơ duyên được “kết bạn” sáng tác văn nghệ với nhà thơ, nhà giáo, lương y, nhà nghiên cứu Tịnh danh LHVKD, tôi nhận thấy ông cũng là một mẫu người như thế. Là một cảm hứng hết sức giồi dào, mạch chảy của thi hứng tưởng chừng bất tận, có thể viết đều đặn mỗi ngày, ông đã chạm đến đề tài khác nhau và phóng bút ở nhiều thể loại. Sức viết ấy, khi con người ta đã ngoài 80 thì lại càng quý và hiếm.

Thời trai trẻ, như nhiều người viết khác, ồ, ai cũng thế thôi, đó là lúc thi nhân viết về tình yêu đôi lứa thì nay không còn trẻ nữa, ông đã hướng một thế giới khác: Tâm linh, Tôn giáo, Siêu hình... Để từ đó, ông quán niệm, suy ngẫm bằng thơ - là thơ là vần điệu là câu chữ nhưng ám ảnh trong đó, triết lý trong đó là nhằm đạt đến thấu cảm về Lẽ sống, về sự Vĩnh cữu, về Sắc Không của Đời. Tôi nghĩ đó là thpơ của một người khi đã đến một độ tuổi nào đó, đã “đạt đạo” thì mới có thể.

Với tập thơ Đóa mẫu đơn trên môi đã viết và đang viết là mạch cảm xúc mà nhà thơ Tịnh danh LHVKD từng ngày ngao du cùng nàng thơ, kể ra, trong mỗi ngày cỏn giữ được cảm xúc ấy thật kỳ diệu và hoan hỉ cho chính mình và cho bao người khác. Ở đây là những suy ngẫm thú vị, thí dụ trước đây, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã từng viết những câu tự nhắc nhở cho mình và cho người về cách thở:

Thót bụng thở ra

Phình bụng thở vào

Hai vai bất động

Chân tay thả lỏng

Êm, chậm, sâu, đều

Bình thường qua mũi

Khi gấp qua mồm

Đứng ngồi hay nằm

Ở đâu cũng được

Lúc nào cũng được

 

Với Tịnh danh LHVKD cũng là thở/ tập thở nhưng lại là một khái quát:

ÂM hít vào là "nhận"

DƯƠNG thở ra là "cho"

Vòng xoay tạo khỏe khoắn

Tâm hồn nhẹ như... THƠ !

 

Hít vào sâu, chậm rãi

Thêm việc phình bụng lên

Rồi thót nhanh bụng lại

Thở ra: quán chiếu "thiền"

 

Không ai thay Ta thở

Không ai thay Ta thiền

Âm Dương là thế đó

Nhờ Âm Dương đắc DUYÊN

 

Đây là một trong những bài thơ tạo ra ấn tượng khó quên. Rồi, trong cuộc sống này, há ai lại không từng nghe đến lời dạy của người xưa: “Nhẫn nhất thời phong bình lãng tĩnh, thoái nhất bước hải khoát thiên không” (Nhẫn một lúc thì sóng yên bể lặng, lùi một bước sẽ thấy biển rộng trời cao). Ngẫm ra lời dạy này thời nào cũng đúng và càng có ý nghĩa hơn trong tốc độ sống, nhịp sống của thời đại thế giởi phẳng. Nay trong suy ngẫm ngày, nhà thơ Tịnh danh LHVKD nhìn lại và diễn đạt bằng thể loại thơ bảy chữ, bốn khổ thơ:

Cứ bình tĩnh, dù đường đi chưa tới

Hành giả ơi, áo đã đẫm mồ hôi

Chân thấp chân cao, bóng chiều le lói

Đêm ngủ ngồi, rồi lặng ngắm sao rơi

 

Cứ bình tĩnh, trên cọc đời tạm trú

Hành giả ơi, chim bói cá tinh ma

Bầy ác điểu chờ thời cơ... gây sự

Đừng quan tâm, không bỏ áo cà sa

 

Cứ bình tĩnh, quên miệng người tán thán

Hành giả ơi, buông bỏ hết khen, chê

Lời ong tiếng ve, đấy là kiếp nạn!

Đã ra đi, sao biết được ngày về?

 

Cứ bình tĩnh, đành vậy thôi, thế nhé

Hoang mạc xa, rồi tịnh thất - nghiêm đường

Chuông và mõ, hành trì kinh CỨU THẾ

Hành giả ơi, tâm hoa trổ THIÊN LƯƠNG

Cảm xúc này, nhìn từ ngoại cảnh để tự nhủ lòng mình. Nhẫn, được soi rọi ở gó độ bình tĩnh, an nhiên, an tịnh, không vội vã cũng không sơ hãi, cứ bình tâm với chính mình để cuối cùng vẫn là mình là xét theo nghĩa của tử “thiên lương”. Tôi thích hai từ “thiên lương” kết thúc bài thơ này, là “Phần tốt đẹp có sẵn của con người do trời ban cho” (Hán - Việt tân tự điển, Nguyễn Quốc Hùng). Hầu như hiện nay ít ai sử dụng tù này nữa, vì thế, khi đọc của Tịnh danh LHVKD, tôi nhớ đến nhà thơ Tản Đà lúc lên Hầu trời (1921), Trời bảo công việc của tác giả Giấc mộng lớn. Giâc mộng con ở trần gian:

Trời rằng: "Không phải là Trời đày,

Trời định sai con một việc này

Là việc "thiên lương" của nhân loại,

Cho con xuống thuật cùng đời hay."

Hiểu điều này, càng thấy bài thơ của Tịnh danh LHVKD đã hướng đến sự cốt lõi nhất khiến ta phải ngẫm nghĩ. Những bài thơ trong tập Đóa mẫu đơn trên môi, luôn khiến người đọc phải trầm tĩnh suy ngẫm, không đọc vội, bình tâm nhẩn nha sẽ gặt hái được những điều mà ai ai cũng nói với lòng mình:

TÂM khỏe là ĐẠO khỏe

Đạo khỏe hết nguy nan

Vài dòng thơ chắp nối

Kỳ vọng sống BỈNH AN

                                       L.M.Q

Chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam trong giai đoạn SV thi cuối kỳ sẽ như thế nào?

on .

Đêm ngày 5/1/2025, đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan với tỷ số 3-2 trong trận chung kết lượt về và cảm xúc ấy vẫn còn động lại trong tâm hồn của người hâm mộ. Đồng thời, chiến thắng này góp phần đưa bóng đá Việt Nam vươn xa hơn nữa trong đấu trường quốc tế.

Sự trở lại sau 6 năm, khi lần gần nhất là năm 2018 và đây là chiến thắng vô địch lần thứ 3 của Việt Nam. Khoảnh khắc Việt Nam giành được chức vô địch AFF Cup 2024, mọi người trên khắp đất nước Việt Nam vỡ òa ăn mừng chiến thắng cùng với niềm tự hào dân tộc. Người hâm mộ ngay lập tức cầm cờ Việt Nam, áo đỏ sao vàng đổ ra đường trong niềm hân hoan, tiếng còi xe, tiếng hò reo hòa cùng sắc đỏ rực của cờ Tổ quốc, biến cả thành phố thành một khung cảnh rộn ràng như... Tết sớm. Không khí hân hoan lan tỏa mọi nẻo đường, tạo nên ký ức khó quên của những người yêu thích bóng đá.

Trong khoảng thời gian thi cuối kỳ của nhiều bạn sinh viên nhưng họ vẫn dành ra một chút thời gian để theo dõi qua từng trận bóng, và ngay khi đội tuyển Việt Nam ghi bàn thắng quyết định thì họ cùng nhau xuống đường đi bão, hòa vào không khí tưng bừng ấy. Sau khi ăn mừng xong, họ quay lại ôn thi tiếp cho ngày mai thi đạt kết quả như mong muốn.

Attachments:
Download this file (champions.png)champions.png[ ]2009 kB

Có sức khỏe là có tất cả

on .

Có SỨC KHỎE là có tất cả

 

1- Người phương Tây khi chào nhau , đều nói " bon jour "/ good day...trong đấy hàm nghĩa của .... SỨC KHỎE .

Tôi làm thầy thuốc yhct cũng đã nửa thế kỷ, càng ý thức không thể phủ nhận " có SỨC KHỎE là có.... TẤT CẢ ".Hôm nay, nhân cụ tịnh danh lhvkd yêu cầu tôi viết một " comment ", về các bài thơ của cụ, trong Đoá Mẫu Đơn Trên Môi (ĐMĐTM).... Tôi mạn phép chọn đọc " ưu tiên" các bài thơ về sức khỏe thể xác  ,trước khi có " định tuệ " về sức khỏe tâm linh ....

2- Sức khỏe thể xác :

 Trong cuốn ĐMĐTM tập 4, tôi chú ý 3 bài thơ nói về chủ đề này :

* Bài " tâm bệnh" ( trang 70 ), cụ tịnh danh lhvkd qui nạp :

- tâm bệnh, không hết bệnh....

Chỉ làm hết sạch tiền,

Linh khu than thở, lệnh :

Sức khỏe là ưu tiên !

- tâm khỏe là " đạo" khỏi ,

Đạo khỏi, hết nguy nan....

Vài dòng thơ chắp nối ,

Kỳ vọng sống BÌNH AN !

* Bài " Tết là sức khỏe " ( trang 84 ), cụ tịnh danh nhấn mạnh :

- Rõ , sức khỏe là... Tết ,

Không hẳn chỉ mùa xuân...

Sức khỏe phải trên hết !

Lo xa tránh.... phiền gần !

* Bài " nhạc là thuốc" ( trang 94 ), cụ tịnh danh khái quát tâm lý :

- nghe nhạc là chọn... thuốc ,

Giúp thư giãn thần kinh...

Bệnh giảm theo từng bước ,

Thu ngắn được liệu trình !

- nghe nhạc khi....giao tiếp ,

Tăng hưng phấn vui tươi....

Tếu táo " bình" thơ đẹp ,

Chia sẻ nhau, rồi.... CƯỜI !

3- Sức khỏe tâm linh :

   Thầy thuốc Ưu Tú" tịnh danh lhvkd " có bề dày về.... huyền học tâm linh, tôi thấy trong cuốn ĐMĐTM tập 3 , cụ xoáy sâu nhiều bài thơ về....đạo giáo , mà tôi tâm đắc:

* Bài " cầu nguyện " ( trang 4) :

- Bụt ở trong đầu, không ở chùa....

Allah Thượng đế: trái tim hoa !

Tánh linh Thiên chúa truyền thông điệp....

Hàm nghĩa như lời nhắc nhở xa !

* Bài " người shipper già tịnh danh" ( trang 23 ) :

- người shipper già, tên.... tịnh danh ,

Yêu thơ thần thoại, trọng tâm linh...

In thơ từng tập, nhưng không....bán !

Chỉ gửi tặng nhau, ý nhị tình !

* Bài " khiêm nhường" ( trang 59 ) :

- hạnh khiêm cung cao cả....

Phải nỗ lực phi thường ,

Trong ĐỨC TIN thánh giá....

Bằng bác ái, yêu thương !

4- Chia sẻ:

 Tôi không có khiếu làm THƠ, nhưng cũng thích " đọc thơ " có vần có điệu ( chứ không phải" thơ tự do " như hiện nay...chẳng khác văn xuôi xuống hàng , rất khó phổ nhạc ?) , mà trong cuốn ĐMĐTM, bài thơ nào của cụ tịnh danh lhvkd cũng vần điệu chặt chẽ.... Phải chăng: hành nghề y dược là phải kỹ lưỡng, phải an toàn cho ... BẠN ĐỌC ?

 

            Tp Thuận An, 1-3-2025

            Lương y Nguyễn Mạnh Hùng 

            ( đt : 0918 274.796 )

Vì sao Đà Nẵng lọt top 10 điểm đến ẩm thực 2025 do Michelin Guide bình chọn?

on .

Các chuyên gia từ Michelin Guide đánh giá các nhà hàng, quán ăn ở thành phố biển này hài hòa giữa phong cách quán vỉa hè và nhà hàng hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu ẩm thực từ bình dân đến cao cấp...

Món mỳ Quảng tôm trứng với nhiều loại rau gia vị ăn kèm. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Món mỳ Quảng tôm trứng với nhiều loại rau gia vị ăn kèm. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Trong danh sách 10 điểm đến ẩm thực cần phải đến năm 2025 do MichelinGuide công bố mới đây, Đà Nẵng của Việt Nam là cái tên mới được xếp hạng cùng các thành phố nổi tiếng trên thế giới là Austin và Miami (Mỹ), Mexico City (Mexico), Amsterdam (Hà Lan), Bangkok (Thái Lan), Phúc Kiến (Trung Quốc), Osaka (Nhật Bản), Bath (Anh) và Vienna (Áo).

Vậy điều gì khiến ẩm thực Đà thành được đánh giá cao như vậy?

Điểm đến có sức hấp dẫn mạnh mẽ

Các chuyên gia từ Michelin Guide nhận định Đà Nẵng là thành phố biển có hải sản tươi ngon và các món ăn đậm đà bản sắc địa phương. Trong mỗi chuyến xê dịch, ẩm thực luôn là yếu tố quan trọng, giúp con người kết nối với các nền văn hóa và điểm đến trên khắp thế giới. Theo đó, chính sự phát triển của các nhà hàng là “con đường ẩm thực” đưa du khách đến gần hơn với dân bản địa, đắm mình vào lịch sử, truyền thống của nơi đến.

Đà Nẵng với vị trí ven biển, có nền ẩm thực đa dạng, độc đáo của nhiều loại hải sản như tôm, cá, cua, mực, sò, ốc… Michelin Guide đánh giá các nhà hàng, quán ăn ở thành phố biển này cũng hài hòa giữa phong cách quán vỉa hè và nhà hàng hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu ẩm thực từ bình dân đến cao cấp.

Đặc biệt, Đà Nẵng còn nằm gần di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận - phố cổ Hội An (Quảng Nam), và Cố đô Huế vốn rất nổi tiếng về kiến trúc, văn hóa, ẩm thực.

 Đà Nẵng còn là điểm đến của những lễ hội đường phố. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Đà Nẵng còn là điểm đến của những lễ hội đường phố. (Ảnh: CTV/Vietnam+) 

Việc Đà Nẵng được Michelin Guide vinh danh sẽ góp phần tiếp tục quảng bá các món ăn độc đáo của điểm đến này nói riêng, ẩm thực Việt Nam nói chung tới những người đam mê ẩm thực cũng như khám phá văn hóa thế giới.

Trước đó, ẩm thực Đà Nẵng được truyền thông và du khách trong nước lẫn quốc tế chú ý nhiều hơn kể từ khi Cẩm nang Michelin có mặt ở thành phố biển miền Trung vào tháng 6/2024.

Việc chính thức trở thành điểm đến ẩm thực thứ ba của Michelin Guide tại Việt Nam không chỉ khẳng định sức hút của những món ăn nức tiếng Đà Nẵng, mà còn là cơ hội để thủ phủ miền Trung một lần nữa khẳng định vị thế điểm đến quốc tế năng động và hấp dẫn của mình.

Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam ông Hà Văn Siêu khẳng định sự tỏa sáng của điểm đến như Đà Nẵng gắn với Michelin làm cho sức hấp dẫn của thành phố ngày càng mạnh mẽ. Sự lựa chọn Đà Nẵng của Michelin là một hướng đi rất đúng đắn, trúng và chất lượng, bởi đây là một điểm đến đang lên, một thành phố đáng đến, đáng sống.

Từ di sản ẩm thực đến “bếp ăn” của thế giới

Đà Nẵng đã và sẽ không chỉ được thế giới biết tới là một đô thị hiện đại có nếp sống văn minh, một thủ phủ của du lịch Việt với những điểm đến mang tính biểu tượng như Cầu Vàng (một trong 10 kỳ quan mới của thế giới), bãi biển Mỹ Khê (1 trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh), hay các sự kiện lễ hội quy mô tầm cỡ như Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng...

Với sự hiện diện của các ngôi sao Michelin danh giá, Đà Nẵng đã và đang trở thành “bếp ăn” của cả những thực khách khó tính trên toàn cầu.

  Món bún chả cá Đà Nẵng. (Ảnh: Vietnam+)

Món bún chả cá Đà Nẵng. (Ảnh: Vietnam+) 

Không chỉ lọt top 10 điểm đến ẩm thực cần phải đến năm 2025 của Michelin Guide, hiện Đà Nẵng có 36 nhà hàng, quán ăn được Michelin Guide vinh danh, trong đó có 1 nhà hàng một sao Michelin, 16 cơ sở ăn uống được liệt kê trong hạng mục Bib Gourmand (quán ngon với giá hợp lý), 19 nhà hàng/quán ăn nằm trong danh sách Michelin Selected.

Đáng chú ý, nhà hàng Nén Danang trở thành nhà hàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được trao tặng 1 Ngôi sao Xanh - Michelin Green Star vì cam kết đối với ẩm thực bền vững và những nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng nguyên liệu địa phương.

Michelin Guide gợi ý mỳ Quảng và bún chả cá là món ăn nhất định phải thử ở Đà Nẵng. Mỳ Quảng, món đặc trưng của khu vực miền Trung là loại mỳ sợi, thường được làm từ bột gạo xay mịn với nước từ hạt dành dành và trứng cho có màu vàng, tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái sợi mỏng khoảng 5-10mm.

Món mỳ này khác biệt với tất cả các loại mỳ ở những vùng miền khác nhờ vào các loại rau gia vị ăn kèm đặc trưng. Mỳ Quảng phải ăn kèm với rau sống 9 vị để tạo nên một “bản giao hưởng” hương vị nồng nàn: húng quế, xà lách tươi, cải non mới nụ, giá trắng, rau mùi, rau răm với hành hoa thái nhỏ và thêm hoa chuối thái mỏng.

  Một bữa tiệc thị giác từ nhà hàng Nén Danang.

Một bữa tiệc thị giác từ nhà hàng Nén Danang. 

Mỳ Quảng có nhiều loại “nhân” khác nhau như thịt lợn, tôm, thịt gà, hay thịt cá lóc (đôi khi có trứng luộc), ếch cùng với nước dùng được hầm từ xương heo. Nước dùng của món mỳ Quảng cũng khác biệt ở chỗ là loại nước lèo rất cô đặc và ít nước. Ngoài ra, mỳ còn được dùng kèm với bánh tráng mè (bánh đa vừng), thêm cả đậu phộng (lạc) rang giòn thơm tạo nên hương vị đặc trưng.

Còn bún chả cá có nước dùng ninh từ xương cá, vị chua ngọt. Thực khách có thể chọn chả cá truyền thống hoặc thêm cá thu, cá ngừ để thay đổi. Tại Đà Nẵng, bún chả cá phổ biến trên mọi con đường, mọi khu dân cư, trong đó tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, Lê Hồng Phong... tập trung nhiều quán bún chả cá nổi tiếng.

Với những hương vị vùng miền riêng có, ẩm thực Đà thành được ví như một di sản văn hóa mang đậm bản sắc và đầy quyến rũ, góp phần tạo thêm sức hấp dẫn, thu hút du khách trong nước và quốc tế./.

(Vietnam+)

Nguồn: https://baomoi.com/vi-sao-da-nang-lot-top-10-diem-den-am-thuc-2025-do-michelin-guide-binh-chon-c51415097.epi?utm_source=dapp&utm_campaign=share