NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin Tức Khác

Đặc sản ở Quảng Ninh có tên gọi lạ, thực khách thỏa cơn thèm hải sản

on .

Được chế biến từ sản vật đặc trưng của địa phương, món ăn ở TP Hạ Long (Quảng Ninh) hút khách bởi có hương vị lạ miệng nhưng không phải ai cũng ăn được, nhất là với người có cơ địa dễ dị ứng.

Bún cù kỳ là món ngon có tiếng ở TP Hạ Long (Quảng Ninh), được bày bán quanh năm, đặc biệt hút khách nhất vào dịp sau Tết nhờ công dụng “giải ngấy”. Sở dĩ có tên gọi lạ tai như vậy là bởi món ăn này được chế biến từ con cù kỳ - sản vật đặc trưng của vùng biển Quảng Ninh.
 Bún cù kỳ là món ăn trứ danh ở TP Hạ Long

Bún cù kỳ là món ăn trứ danh ở TP Hạ Long

Theo người dân địa phương, cù kỳ cùng họ với cua nhưng phần càng to hơn rõ rệt so với kích thước cơ thể và có mai màu nâu, mắt xanh lá. Cù kỳ có hai loại là cù kỳ đen và cù kỳ đỏ. Cù kỳ đỏ có vẻ ngoài bắt mắt và thịt ngon hơn nên thường được dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn.

Mùa cù kỳ kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7. Vào mùa, chúng được bán với giá từ 190.000 - 250.000 đồng/kg, còn cuối mùa giá cao hơn do số lượng khan hiếm.

 
 Cù kỳ đen và đỏ (phải). Ảnh: Bún cù kỳ Công Đoàn

Cù kỳ đen và đỏ (phải). Ảnh: Bún cù kỳ Công Đoàn

Chị Hường – chủ một nhà hàng ở TP Hạ Long cho biết, cù kỳ có thể chế biến thành các món như nướng, hấp… nhưng ngon và phổ biến nhất là nấu bún, vừa no bụng, vừa tận dụng được phần gạch béo ngậy của loài cua này.

“Cù kỳ không có nhiều thịt như các loại cua khác, chỉ có phần càng dày thịt nhưng vị ngọt và gạch béo hơn, còn thân khá xốp nên thường được đem xay nhuyễn, lọc vỏ để chế biến nước dùng”, chị Hường nói.

Theo người phụ nữ này, để làm món bún cù kỳ ngon đòi hỏi công đoạn sơ chế khéo léo. Với món ăn này, tất cả các bộ phận của con cù kỳ đều được sử dụng nên đảm bảo dinh dưỡng và trọn vị nhất.

Cù kỳ chọn những con sống khỏe, đem rửa sạch rồi tách riêng phần thịt, gạch và vỏ. Phần thân không có thịt sẽ được đem xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt để nấu nước dùng, còn gạch được chế biến như riêu cua, giúp món ăn có hình thức và hương vị hấp dẫn.

“Để nước dùng ngọt thanh và đậm đà hơn nhưng không bị ngấy mỡ, tùy từng quán có thể kết hợp sử dụng cả hải sản khô như mực, tôm, sá sùng. Ngoài ra, trong quá trình nấu, người ta còn cho thêm cả cà chua, chút giấm bỗng để tạo vị chua dịu tự nhiên”, chị nói thêm.

 
 Càng cù kỳ được sơ chế khéo léo để thu được phần thịt có hình dạng nguyên vẹn. Ảnh: Bún cù kỳ Công Đoàn

Càng cù kỳ được sơ chế khéo léo để thu được phần thịt có hình dạng nguyên vẹn. Ảnh: Bún cù kỳ Công Đoàn

Không chỉ nước dùng, phần gạch và càng cù kỳ cũng được sơ chế tỉ mỉ để món ăn đảm bảo chất lượng. Phần gạch sẽ được xào sơ qua với hành và gia vị cho thơm. Khi khách gọi món, đầu bếp mới múc gạch để lên bát bún.

Riêng phần càng cù kỳ khá to, chắc thịt được làm chín, để riêng, sau đó đập bỏ phần vỏ cứng, khéo léo tách sao cho miếng thịt còn nguyên hình dạng ban đầu.

Phần thịt này được dùng để trang trí cuối cùng, bày biện bên trên bát bún, vừa giúp thực khách thuận tiện thưởng thức, vừa tăng tính thẩm mỹ cho món đặc sản trứ danh của thành phố biển Hạ Long.

 
Món ăn có độ thanh mát, giúp giải ngấy hiệu quả

Món ăn có độ thanh mát, giúp giải ngấy hiệu quả

Một tô bún cù kỳ ở Hạ Long gồm bún, thịt càng cù kỳ, gạch, bề bề, tôm, mực, đậu…, giá từ 40.000 – 60.000 đồng/suất (tùy theo khẩu phần ăn và nguyên liệu). Ở một số quán, bún cù kỳ còn được phục vụ kèm rau xanh theo mùa như rau cải, rau cần, đặc biệt không thể thiếu rau sống và măng ngâm.

Du khách có thể nhúng rau sống vào nước dùng cho chín tái hoặc chấm với mắm, gắp thêm miếng bún và thịt cù kỳ rồi từ từ húp phần nước dùng chua chua, ngọt ngọt.

 Bún cù kỳ được nấu giống như bún riêu cua nên có vị thơm, chua dịu dễ ăn

Bún cù kỳ được nấu giống như bún riêu cua nên có vị thơm, chua dịu dễ ăn

Bạn Thu Hà (ở Hà Nội) từng vài lần thưởng thức bún cù kỳ ở Hạ Long nhận xét, món ăn có vị ngọt thanh, chua dịu khá giống bún hải sản, bún riêu cua ở Hà Nội nhưng không bị tanh.

“Phần thịt càng cù kỳ không ngọt và đậm vị bằng thịt cua biển nhưng chắc, vừa miệng và có vị thơm đặc trưng, ăn không ngán. Món này ăn kèm rau sống nên thanh mát, thích hợp để giải ngấy đầu năm.

Chưa kể một bát bún cù kỳ đầy đủ cũng có mức giá phải chăng, đủ để mình thỏa cơn thèm hải sản mà không lo tốn kém”, Thu Hà chia sẻ.

Mặc dù có hương vị lạ miệng hấp dẫn nhưng bún cù kỳ là món không phải ai cũng có thể thưởng thức. Bởi cù kỳ giống với một số loại hải sản có vỏ như cua, tôm, ngao, hến…, những người có cơ địa dễ dị ứng cần cân nhắc, cẩn trọng trước khi nếm thử món ăn này.

Ảnh: Sang Doan Dang

Thảo Trinh

Nguồn:  https://baomoi.com/dac-san-o-quang-ninh-co-ten-goi-la-thuc-khach-thoa-con-them-hai-san-c51427705.epi

Khám phá ẩm thực Mộc Châu nhân mùa hoa mận về

on .

Những ngày này, du khách khắp nơi đang tranh thủ đến Mộc Châu để ngắm nghía mùa hoa mận về. Trong hành trình du lịch này, ẩm thực địa phương nơi đây cũng là một trải nghiệm mọi người không nên bỏ lỡ.

Thực tế, Mộc Châu là một huyện thuộc tỉnh Sơn La, nơi có nhiều cộng đồng đồng bào dân tộc anh em sinh sống. Từ đó, Mộc Châu có nền ẩm thực đặc sắc, giao thoa với nhau một cách hài hòa, tạo nên bản sắc riêng. Sau đây là một số món ăn đặc sắc mà thực khách yêu thích ẩm thực vùng miền nên thử qua.

Gà đồi Mộc Châu có thể chế biến thành các món ăn riêng lẻ hoặc thành những combo món mẹt đầy ắp thịt, bắt mắt. Ảnh minh họa: Nhà hàng Mộc Châu

Do được nuôi thả tự do trên các đồi chè, đồng cỏ xanh nên gà đồi Mộc Châu cho chất lượng thịt săn chắc, dai ngon, khác với thịt gà công nghiệp. Theo đó, thịt gà đồi có vị ngọt, ít mỡ, và chế biến thành nhiều món ăn như gà nướng, gà luộc, lẩu gà, gà xào lăn.

Du khách có thể thưởng thức gà đồi tại các quán ăn, nhà hàng địa phương hoặc mua gà sống về tự chế biến theo ý thích. Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm nhận được vị thơm của thịt hòa quyện cùng một số loại gia vị đặc trưng núi rừng vùng cao.

Nộm da trâu có cách làm tương tự món gỏi nhưng hương vị lại hoàn toàn mới lạ. Ảnh minh họa: Tây Bắc TV

Với những thực khách yêu thích ẩm thực vùng miền, nộm da trâu là món ăn đặc sản của đồng bào Thái ở Mộc Châu. Để làm món ăn này, người nấu phải chọn da trâu tươi rồi đem hơ lửa, ngâm nước và xắt lát vừa ăn. Thay vì dùng giấm, người Thái sử dụng măng chua để bóp nộm, thêm ít gia vị mắc khén để tạo độ đậm đà. Chính vì vậy, khi thưởng thức, thực khách cảm nhận được độ giòn sần sật của da trâu, vị chua măng rừng, vị béo đậu phộng và vị thơm rau mùi hòa quyện khéo léo cùng nhau.

Cá suối chiên vàng, món ăn nổi tiếng của người dân Mộc Châu. Ảnh minh họa: Tây Bắc TV

Cá suối Mộc Châu thường được đánh bắt tại các con suối chảy dài vào dòng Đà Giang, nơi có nguồn nước trong lành, mang đến vị thơm, thanh ngọt tự nhiên cho thịt cá. Tên gọi chung là cá suối nhưng thực tế người ta có thể bắt được cá bống, cá rô, cá chạch... rồi đem ra khu chợ mua bán, trao đổi.

Đối với người dân Mộc Châu, cá suối là thực phẩm chế biến không thể thiếu trong các bữa cơm gia đình. Hầu hết, họ dùng phương pháp nướng hoặc chiên đến vàng chín. Dần dần, các nhà hàng đưa thêm cá suối vào thực đơn để phục vụ du khách yêu thích ẩm thực vùng miền. Có thể kể đến như cá suối chiên vàng dùng kèm rau sống xanh tươi, cá được chiên khéo léo không bị ngấy dầu, thơm vị thịt mát lành của nguồn nước suối.

Bê chao thơm lừng, dễ ăn và phù hợp cho mọi đối tượng. Ảnh minh họa: Pao Quán

Nhắc đến ẩm thực Mộc Châu, bê chao là món ăn không thể không điểm danh qua. Theo đó, nguyên liệu chính để làm món này là thịt của những chú bê sữa. Cứ thế, thịt cắt thành từng miếng vừa ăn, ướp qua gia vị bí truyền rồi chao qua dầu sôi.

Khi chao, người nấu phải thật cẩn thận bởi nếu chao quá lâu dễ bị dai và mất đi hương vị, nhưng cũng rất dễ bị sống. Khi thưởng thức, thực khách cảm nhận được độ mềm, vị ngọt, ngậy, mùi thơm của các hương vị hòa quyện vào nhau. Món này ngon hơn khi dùng nóng.

Nậm Pịa là món ăn thử thách độ "chịu chơi" của những thực khách yêu thích ẩm thực vùng miền Tây Bắc. Ảnh minh họa: Lữ hành Tây Bắc

Nậm Pịa (hay còn gọi là Nặm Pịa) là món ăn độc đáo của người Thái ở Mộc Châu. Món ăn có nguồn gốc từ món ngưu tát phiến ở Quý Châu, Trung Quốc. Khi về đến Việt Nam có nhiều nét tương đồng với món thắng cố vì đều sử dụng nội tạng của động vật ăn cỏ. Tuy nhiên cách chế biến và hương vị của hai món ăn này hoàn toàn khác biệt nhau.

Nguyên liệu chủ yếu của Nậm Pịa Mộc Châu chính là nội tạng của động vật ăn cỏ như tim, gan, phèo, phổi....đặc biệt phải có phân non (pịa). Khi ăn sẽ chế biến với nhiều loại gia vị khác nhau như hạt mắc khén, sả, ớt, mùi tàu... nhằm dậy lên hương thơm đặc trưng của món ăn.

Ngoài những món kể trên, ẩm thực Mộc Châu còn thu hút thực khách bởi một số món khác như xôi ngũ sắc, cơm lam, thắng cố, cá hồi, sữa bò non, thịt trâu gác bếp, măng rừng, ốc đá Suối Bàng, rau cải mèo, khoai sọ mán, canh rêu suối...

Phúc An tổng hợp

Nguồn: https://baomoi.com/kham-pha-am-thuc-moc-chau-nhan-mua-hoa-man-ve-c51481409.epi

Soái tăng...thiền

on .

         Soái tăng...thiền
 
Tuệ Tĩnh ngày xưa, Minh Tuệ nay....
Soái tăng hành giả : lắm điều hay ,
Áo tu nặng trĩu sương mưa gió....
Nhẹ gót chân trần, trôi... tựa mây !
 
Tuệ Tĩnh ngày xưa...y thiền nhân !
Cứu người chữa bệnh cỏ cây gần...
Soái tăng " vô dật " (1) hành vô ngã,
Nước Việt tồn danh " thầy thuốc Nam " !
 
Minh Tuệ thời nay : tráng tử (2) sư ?
Soái tăng khổ hạnh hướng...chân như ,
Đường trần thanh thoát theo... buông bỏ ,
An lạc cư trần, giác ngộ : tu !
 
                       Tháng mão, trực Định 
                       Tịnh danh lhvkd  (13-3-2025 )
 
(1) Vô dật: không nơi ở nhất định, sống nay đây mai đó....
(2) Tráng tử: người đàn ông mạnh mẽ trong mọi sự việc...

Món canh thơm ngậy ở xứ Thanh nấu từ nguyên liệu đặc biệt, ninh 8 tiếng mới mềm

on .

Trong những ngày lễ, Tết và bữa ăn hằng ngày của các gia đình người Thái ở xứ Thanh không thể thiếu được món canh thanh mát, thơm ngậy này.

Thanh Hóa có rất nhiều các món ăn nổi tiếng như nem chua, gỏi nhệch, chả tôm, bánh răng bừa,… Ít ai biết tới món canh môn da trâu của người Thái ở đây. Món ăn này được xem là “đặc sản” của người dân vùng cao, xuất hiện thường xuyên trong những bữa ăn hằng ngày.

W-z6378778756896_a0f951110465d3a4808b1a0c240c6fae.jpgMâm cơm của người Thái ở Thanh Hóa thường có món canh môn da trâu. Ảnh: Lê Dương

Theo người Thái ở xã Sơn Thủy (huyện Quan Sơn), món canh da trâu đã có từ rất lâu. Tuy nhiên, không phải nhà nào cũng sẵn có da trâu. Loại da trâu được người dân sử dụng thường là những miếng da khô, được bảo quản bằng cách để trên gác bếp, có thể dùng được cả năm hoặc lâu hơn.

W-z6378778670544_d9f8bc214615324d172ef95e23e3c43b.jpg
 
Những miếng da trâu hòa quyện vào nước canh sền sệt. Ảnh: Lê Dương

Do miếng da trâu khô, nên khi nấu canh, người nấu phải xử lý rất cầu kỳ, qua nhiều công đoạn. Đầu tiên, da trâu phải được nướng trên bếp lửa khoảng 15-20 phút, sau đó chần qua nước sôi khoảng 2-3 phút, lấy dao cạo hết những mảng bám của bồ hóng và rửa sạch.

Khi miếng da trâu đã sạch, người dân sẽ chặt thành từng miếng vừa ăn rồi đem ninh kỹ. Thời gian ninh mềm mất khoảng 6-8 tiếng đồng hồ.

W-z6378778192309_7a379ca163b92c12c301fbd7794ab94c.jpgBột gạo nếp giúp nước canh trở nên sền sệt. Ảnh: Lê Dương

Khi da trâu đã mềm, người ta cho lá môn (cả thân cây và lá) vào nồi nấu cho đến khi lá môn tơi nhuyễn. Để nồi canh có độ sánh, không thể thiếu được bột gạo nếp.

Gạo nếp trước đó được mang đi ngâm khoảng 30 phút, sau đó vớt ra để ráo nước, giã nhuyễn. Khi nồi canh đã chín, người nấu nêm nếm các loại gia vị như mắc khén, tiêu, lá lốt, mắm, muối… để tạo nên hương vị đặc trưng.

W-z6378778387189_c48068b7bd3c45f3ec3a926b4eb18489.jpgĐể nấu được một nồi canh da trâu mất từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ. Ảnh: Lê Dương

Theo người dân nơi đây, canh môn da trâu có tính thanh mát, thơm ngậy, không chỉ có mặt trong bữa ăn của các gia đình, mà còn là thứ không thể thiếu vào dịp lễ, Tết của đồng bào Thái. Tùy sở thích của mỗi người, có thể cho thêm ít pịa để món canh thêm đậm đà.

Trước đây, món ăn này thường được người dân nấu ăn nhiều vào mùa đông hay những ngày mưa. 

 

Ngày Thơ VN

on .

            Ngày THƠ VN (1)

 
* Vụ hồi thạch kính đạt sơn phi....(2)
Hái thuốc tầm xuân tuổi lão suy ,
* Phất khứ hoang vân đăng tuyệt hiến (3) ,
Lãn Ông tâm đắc hái...linh chi !
 
Lạc tuyết tàn hoa thẩm đạo y ...(4)
Cụ Lê Hữu Trác dưới cây ... đi ,
Tìm chim  phụng đậu, tìm danh dược...!
Nấm quí là THƠ , vạn cổ tri !
                     
Tháng dần, trực Chấp
Tịnh danh lhvkd ( 12-2-2025 )
 
(1) Rằm tháng giêng hàng năm, nhà Nước ta qui định là NGÀY THƠ VIỆT NAM.
(2) Thơ của danh y Lê Hữu Trác, trong bài " ngày xuân đi hái thuốc", câu này có ý nghĩa " leo vượt dốc núi cao..."
(3) Vẫn là câu thơ của Lãn Ông, có nghĩa " vén mây mù để có ánh sáng...."
(4)Thơ Lãn Ông " tuyết rơi thấm ướt áo người thầy thuốc...."