Theo Asian Scientist, 2 nhà khoa học Việt Nam bao gồm GS. TS Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện nghiên cứu Bộ gen và Tế bào gốc Vinmec cùng với TS Nguyễn Thị Hiệp, Trưởng khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường ĐH quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM.
Tạp chí của Singapore cho biết GS Liêm nghiên cứu về lĩnh vực khoa học đời sống, còn TS Hiệp bên ngành khoa học vật liệu.
Trong đó, ông Liêm từng được trao Giải thưởng Nikkei dành cho công dân châu Á, được hãng tin Nikkei (Nhật Bản) khởi xướng năm 1996.
Vị giáo sư này được biết đến là người tách 5 cặp song sinh dính liền nhau, thực hiện ca phẫu thuật robot đầu tiên, đồng thời là bác sĩ cấy ghép tế bào gốc đầu tiên của Việt Nam giúp điều trị bệnh bại não và tự kỷ.
Bạn có biết, mỗi giây trôi qua trên thế giới có tới 31.250 lượt like trên Facebook, 800 cuộc điện thoại được kết nối...?
Chúng ta biết rằng, cứ mỗi bốn năm, thế giới đón thêm một năm nhuận. Nhưng năm 2015 này, trái với thông lệ, chúng ta sẽ có thêm một "giây nhuận".
Điều này có nghĩa là năm 2015 dài hơn các năm bình thường một giây và sẽ xuất hiện vào ngày 30/6/2015. Cụ thể, ngày 30/06/2015 sẽ có 86.401 giây thay vì 86.400 giây như bình thường.
Theo tính toán của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu tốc độ xoay của Trái đất, sở dĩ thế giới đón thêm một "giây nhuận" này là bởi Trái đất chúng ta đang quay chậm lại.
Tuy nhiên, giới chuyên môn lo ngại, việc bổ sung thêm một giây vào hệ thống đo thời gian có thể khiến mạng Internet toàn thế giới bị rối loạn hoặc tê liệt. Điều đó chứng tỏ rằng, một giây tích tắc tuy rất ngắn ngủi nhưng cũng làm nên được bao chuyện lớn.
Continue Reading