Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM tưng bừng khai giảng năm học 2023 - 2024

on .

Hòa chung không khí chào đón năm học mới, sáng ngày 8/9, trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2023 - 2024. Buổi lễ có sự góp mặt PGS. TS. Dương Anh Đức – Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM và PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG-HCM.

Đại học quốc gia phải tiên phong trong đổi mới

on .

Làm việc với ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu phát huy cao nhất dân chủ, trí tuệ và tiên phong trong đổi mới, sáng tạo.

Ngày 6/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn cán bộ cấp cao của Chính phủ làm việc với ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM.

ĐHQG phải xây dựng cho mình triết lý phát triển

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận định, ĐHQG là mô hình đại học được hình thành từ những chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Sau gần 30 năm, đã đến lúc phải tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng để có tư duy mới cho sự phát triển, phát huy được cao nhất khả năng tự chủ, sức mạnh trí tuệ và tính tiên phong trong đổi mới sáng tạo.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu ĐHQG phải xây dựng triết lý phát triển (Ảnh: Hoàng Giám)

Đưa ngành vi mạch bán dẫn Việt Nam ra thế giới

on .

Ngành vi mạch, bán dẫn của Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Ngày 6-9, Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) ra mắt Trung tâm điện tử, vi mạch bán dẫn (ESC). Việc ra mắt trung tâm này có ý nghĩa rất quan trọng, cả về khía cạnh chính trị, ngoại giao lẫn khía cạnh chiến lược phát triển kinh tế khi Việt Nam (VN) đang đứng trước “cơ hội vàng” để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu trong ngành công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông.

Cơ hội “trăm năm có một”

Nói về tầm quan trọng của công nghệ bán dẫn, PGS-TS Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM, trích lời của Pasquale Pistorio, cựu Chủ tịch Tập đoàn vi mạch điện tử SGS Thomson Microelectronics vào năm 1989, “Không một xã hội công nghiệp mạnh nào có thể tồn tại nếu thiếu ngành công nghiệp điện tử mạnh, năng động… và một ngành công nghiệp điện tử mạnh không thể tồn tại nếu thiếu vắng sự tiếp cận có kiểm soát đối với công nghệ bán dẫn tiên tiến”.

VN đã có những cột mốc quan trong đánh dấu nỗ lực trong phát triển vi mạch bán dẫn. Đầu tiên phải kể đến dự án Z181 do GS Trần Đại Nghĩa dẫn dắt vào giai đoạn ngay sau khi thống nhất đất nước năm 1975. Cột mốc thứ hai chính là Intel quyết định đầu tư vào SHTP cách đây 17 năm. Cũng trong giai đoạn này, ĐH Quốc gia TP.HCM thành lập Trung tâm đào tạo và thiết kế vi mạch (ICDREC) và Phòng thí nghiệm công nghệ nano (LNT), nay là Viện Công nghệ nano (INT).

Trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, các “ông lớn” của thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Anh… để đảm bảo tính bền vững trong phát triển ngành vi mạch, bán dẫn đã có những bước đi nhằm tái cấu trúc, xây dựng lại các chuỗi cung ứng ngành này. Đặc biệt, đối đầu chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc, trong đó có lĩnh vực kinh tế cũng đưa vi mạch, bán dẫn vào “cuộc chiến”, khiến chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên bất ổn hơn bao giờ hết.

Trong “cuộc đua” tham gia vào chuỗi giá trị quan trọng này, theo ông Thi, VN đang đứng trước những cơ hội “trăm năm có một” nhờ vào lợi thế cạnh tranh về địa chính trị, nền kinh tế cởi mở và hội nhập, các nền tảng về nguồn nhân lực và những tích lũy khác được tạo ra trong suốt 20 năm qua của ngành công nghiệp vi mạch, bán dẫn. Ví dụ về nghiên cứu, tính đến hết năm 2022, cả nước có hơn 1.000 bài báo khoa học được công bố quốc tế ở ngành công nghiệp bán dẫn, gần 650 bài báo khoa học được công bố quốc tế liên quan đến lĩnh vực vi mạch, có khoảng 5.000 kỹ sư có chuyên môn trong lĩnh vực thiết kế vi mạch (trong đó, 85% ở TP.HCM).

VN cũng đã đón nhận sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư liên quan đến chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng vi mạch như nhà đầu tư chiến lược Intel tại SHTP; một số doanh nghiệp thiết kế vi mạch của Hàn Quốc đến VN cùng với Samsung. “Tất cả chỉ số về hoạt động, đầu tư, quy mô vốn, nhu cầu thị trường… đều có thể cho thấy quy mô của ngành điện tử VN có thể nói là đã đủ lớn để tạo ra hệ sinh thái phát triển của ngành vi mạch bán dẫn ở VN, mà trước tiên sẽ nằm ở các khâu thiết kế và đóng gói” - ông Thi cho biết.

PGS-TS Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Ma trận giăng lưới tân sinh viên

on .

Trước ngày lên giảng đường đại học, nhiều sinh viên tỉnh lẻ lo xa lo gần đã sốt sắng tìm kiếm nhà trọ, việc làm thêm và tham gia các hội nhóm bạn bè nhằm tương trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, các em không biết rằng, không ít trong số đó là cạm bẫy, khi kẻ lừa đảo nhăm nhăm hướng về mình, sử dụng trăm mưu ngàn kế để giăng lưới đón chờ các em…

Ma trận giăng lối

Chân ướt chân ráo vào thành phố, Minh Huyền (19 tuổi, quê Đắk Lắk) tân sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh vẫn còn chưa hết bỡ ngỡ, lạ lẫm thì đã gặp phải cú sốc đầu đời. Sau khi đi thăm trường xong, Huyền gọi điện cho người đàn ông tên Bảo để đi xem phòng trọ.

Tân sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh làm thủ tục nhập học ngày 30/8