NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

10 công việc AI khó cướp được của con người trong 10 năm tới

on .

Dù trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi nhiều ngành nghề, vẫn có những công việc mà con người sẽ luôn chiếm ưu thế.

Giữa những lo ngại về việc AI thay thế con người, một góc nhìn đầy thú vị đang dần hé lộ: vẫn có những công việc AI không thể thay thế. Theo dự báo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, dù AI có thể làm biến mất hơn 80 triệu việc làm vào năm 2027 nhưng đồng thời nó cũng tạo ra 69 triệu cơ hội mới.

Điều này cho thấy giá trị bền vững của những công việc đòi hỏi sự sáng tạo, trí tuệ cảm xúc và khả năng thích ứng - những phẩm chất chỉ con người mới có.

 AI có thể thay đổi công việc nhưng không hoàn toàn thay thế con người

AI có thể thay đổi công việc nhưng không hoàn toàn thay thế con người

Dù AI sẽ tác động đến hầu hết công việc nhưng sự thay đổi này không diễn ra ngay lập tức. Việc tích hợp AI vào doanh nghiệp mất nhiều thời gian và tốn kém hơn so với dự đoán. Công nghệ mới luôn cần thời gian để thích nghi với hệ thống sẵn có.

Điều này có nghĩa là những người làm công việc sáng tạo vẫn có đủ thời gian để làm quen với AI và tận dụng công nghệ này để nâng cao kỹ năng của mình. Việc này không chỉ giúp duy trì lợi thế cạnh tranh mà còn mở ra cơ hội phát triển mới.

Dù AI sẽ tạo ra nhiều thay đổi, một số ngành nghề nhất định không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ tới.

Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), những công việc sáng tạo và kỹ thuật số sau đây sẽ tiếp tục mở rộng, mang đến nhiều cơ hội trong tương lai.

Giám đốc nghệ thuật: Khi các ấn phẩm in ấn ngày càng suy giảm, giám đốc nghệ thuật sẽ dịch chuyển sang nền tảng kỹ thuật số và di động, với mức tăng trưởng dự kiến 5% trong thập kỷ tới.

Lập trình viên phần mềm: Theo BLS, số lượng công việc trong lĩnh vực phát triển phần mềm sẽ tăng 17%, nhờ vào sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, Internet Vạn Vật (IoT), robot và các ứng dụng tự động hóa khác.

 Số lượng công việc trong lĩnh vực phát triển phần mềm sẽ tăng 17%, nhờ vào sự phát triển của trí tuệ nhân tạo

Số lượng công việc trong lĩnh vực phát triển phần mềm sẽ tăng 17%, nhờ vào sự phát triển của trí tuệ nhân tạo

Nhà khoa học dữ liệu: Dữ liệu ngày càng nhiều, đồng nghĩa với việc nhu cầu phân tích và đánh giá dữ liệu ngày càng cao. Nghề này được dự báo sẽ tăng 36% vào năm 2033, một trong những mức tăng trưởng mạnh nhất.

Nhà phát triển web và thiết kế kỹ thuật số: Sự mở rộng của thương mại điện tử giúp lĩnh vực này dự đoán sẽ tăng trưởng 8% vào năm 2033. Tin vui là bạn có thể tận dụng các công cụ thiết kế web AI để làm việc hiệu quả hơn.

Quản lý tiếp thị: Dù AI xuất hiện, tiếp thị vẫn không thể bị thay thế. Công việc này được dự đoán tăng 8%, tuy nhiên, tự động hóa có thể ảnh hưởng đến một số vị trí như quản lý quảng cáo kỹ thuật số. Nếu bạn đang phân vân, hãy thử khởi tiếp thị kỹ thuật số trước khi dấn thân toàn thời gian.

Họa sĩ hiệu ứng đặc biệt và hoạt họa: Nhờ vào sự quan tâm ngày càng lớn với trò chơi điện tử và đồ họa số, lĩnh vực này được dự báo tăng trưởng 4% trong 10 năm tới.

Kiến trúc sư: Nhu cầu về xây dựng bền vững, quy hoạch và thiết kế công trình ngày càng cao, giúp công việc này dự báo tăng 8%.

Vũ công và biên đạo múa: Theo Viện Nghề nghiệp Mỹ, biên đạo múa là một trong những công việc có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất và ít có nguy cơ bị AI thay thế nhất. Dự báo, lĩnh vực này sẽ tăng gần 30% vào năm 2031.

 Biên đạo múa là một trong những công việc có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất và ít có nguy cơ bị AI thay thế nhất

Biên đạo múa là một trong những công việc có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất và ít có nguy cơ bị AI thay thế nhất

Chuyên gia phân tích bảo mật công nghệ thông tin: Các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, kéo theo nhu cầu cao về chuyên gia an ninh mạng. Dự báo, lĩnh vực này sẽ tăng 33%, mức tăng trưởng rất ấn tượng.

Nhà quay phim: Dù AI đang thay đổi cách sản xuất video, nhưng nhu cầu về nội dung video vẫn không ngừng tăng. Do đó, công việc quay phim và sản xuất nội dung video sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức trung bình.

 Dù AI đang thay đổi cách sản xuất video, nhưng nhu cầu về nội dung video vẫn không ngừng tăng

Dù AI đang thay đổi cách sản xuất video, nhưng nhu cầu về nội dung video vẫn không ngừng tăng

AI có thể tăng tốc và hỗ trợ công việc, nhưng nó vẫn thiếu những yếu tố quan trọng như sự sáng tạo, tư duy phản biện và trí tuệ cảm xúc - những kỹ năng chỉ con người mới có.

Khi AI trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều ngành nghề, người lao động cần nâng cao kỹ năng mà AI không thể thay thế. Đầu tư vào tư duy phản biện, trí tuệ cảm xúc và khả năng thích ứng sẽ không chỉ giúp bạn giữ vững vị trí mà còn dẫn đầu trong đổi mới sáng tạo. AI có thể thay đổi cách chúng ta làm việc nhưng sẽ không bao giờ thay thế những giá trị làm nên con người.

Hồng Đào

2 thủ đoạn lừa đảo ngân hàng mới nhất bạn nên biết

on .

Lừa đảo ngân hàng không còn xa lạ, nhưng với các phương thức mới, ngay cả người dùng cẩn thận cũng có thể bị mắc bẫy.

Những thủ đoạn lừa đảo ngân hàng mới nhất bạn nên cảnh giác. Ảnh: MINH HOÀNG

Minh Hoàng

Nguồn: https://baomoi.com/2-thu-doan-lua-dao-ngan-hang-moi-nhat-ban-nen-biet-c51700897.epi

'Đế chế' BlackBerry sụp đổ, bài học nào cho các công ty công nghệ?

on .

Từ 'ông hoàng smartphone' đến sự sụp đổ hoàn toàn, BlackBerry là một bài học đắt giá trong lịch sử công nghệ, vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.

Thập kỷ huy hoàng

BlackBerry được thành lập vào năm 1984 với tên gọi Research In Motion (RIM) bởi Mike Lazaridis và Douglas Fregin, hai sinh viên kỹ thuật người Canada. Ban đầu, công ty tập trung vào các dự án cho doanh nghiệp, bao gồm hệ thống đèn LED cho GM, mạng cục bộ cho IBM và hệ thống biên tập phim.

Năm 1989, công ty viễn thông Rogers (Canada) ký hợp đồng với RIM để nghiên cứu mạng Mobitex, một hệ thống chuyên biệt dành cho nhắn tin. Nhờ đó, RIM nhanh chóng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nhắn tin di động. Đến năm 1996, công ty ra mắt máy nhắn tin hai chiều đầu tiên – RIM-900 Inter@ctive Pager.

Bước ngoặt lớn đến vào năm 2000, khi RIM giới thiệu BlackBerry 957, chiếc điện thoại di động đầu tiên của hãng, được trang bị tính năng push-email và truy cập Internet, đặt nền móng cho sự phát triển của dòng smartphone BlackBerry sau này.

 Mẫu điện thoại BlackBerry Bold 9900. Ảnh: BlackBerry

Mẫu điện thoại BlackBerry Bold 9900. Ảnh: BlackBerry 

Trong suốt một thập kỷ, BlackBerry trở thành biểu tượng của giới doanh nhân và người nổi tiếng nhờ khả năng bảo mật cao cùng các tính năng tối ưu cho công việc trên những mẫu điện thoại phím cứng kinh điển. Ngay cả khi iPhone ra mắt năm 2007 và Android OS xuất hiện năm 2008, BlackBerry vẫn giữ vị thế thống trị cho đến năm 2010. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm khởi đầu cho sự suy tàn của thương hiệu này.

Đánh giá thấp đối thủ và chậm đổi mới

Khi Apple và Google tung ra những chiếc điện thoại thân thiện với người dùng phổ thông nhờ giao diện trực quan và kho ứng dụng hấp dẫn, BlackBerry vẫn trung thành với nhóm khách hàng doanh nghiệp.

Chiến lược tập trung vào đối tượng mang lại lợi nhuận cao nhất thời điểm đó không sai, nhưng BlackBerry đã bỏ lỡ phân khúc người dùng cá nhân – những khách hàng sau này trở thành yếu tố sống còn của mọi hãng smartphone.

Khi các doanh nghiệp thay đổi chính sách, cho phép nhân viên sử dụng điện thoại cá nhân trong công việc, việc BlackBerry dần bị thay thế bởi iPhone và các thiết bị Android là điều tất yếu.

Năm 2009, trước sức ép từ Apple App Store và Android Market, BlackBerry ra mắt kho ứng dụng BlackBerry App World. Tuy nhiên, hệ sinh thái ứng dụng nghèo nàn, cập nhật chậm chạp và yêu cầu khởi động lại thiết bị sau mỗi lần nâng cấp – một quy trình không hề nhanh – khiến BBOS ngày càng tụt hậu so với đối thủ.

 Passport - một trong những mẫu điện thoại cuối cùng của BlackBerry. Ảnh: The Verge

Passport - một trong những mẫu điện thoại cuối cùng của BlackBerry. Ảnh: The Verge

Ngay cả BlackBerry Messenger (BBM), ứng dụng phổ biến nhất của hãng, cũng không được khai thác hiệu quả. BlackBerry đã bỏ lỡ cơ hội mở rộng lượng người dùng, trong khi các ứng dụng nhắn tin bên thứ ba như WhatsApp nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.

Đầu năm 2017, thị phần điện thoại di động của BlackBerry chính thức chạm mốc 0,0%. Đến tháng 9 cùng năm, công ty tuyên bố rút khỏi mảng phần cứng. Và ngày 4/1/2022, BlackBerry chính thức ngừng hỗ trợ, đóng toàn bộ máy chủ dịch vụ, đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên điện thoại doanh nhân “Dâu đen”.

Sự sụp đổ của BlackBerry là một trong những bài học kinh điển của ngành công nghệ, nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng thích nghi trước những biến đổi của thị trường.

 

Kết luận

Sự sụp đổ của BlackBerry không chỉ là thất bại của một doanh nghiệp mà còn là lời cảnh tỉnh về tầm quan trọng của đổi mới, thích ứng và tầm nhìn dài hạn. Trong một thế giới không ngừng biến đổi, sự trì trệ đồng nghĩa với bị bỏ lại phía sau. Các công ty như Apple và Samsung đã thấu hiểu điều này và liên tục cải tiến, trong khi BlackBerry trở thành minh chứng cho cái giá của sự chậm chân.

Hải Phong 

Bảo mật các tài khoản thế nào trước khả năng hack mật khẩu của AI?

on .

Cùng sự phát triển của AI, bộ từ điển và bộ quy luật được mở rộng nhanh chóng nhờ AI tạo ra. Việc AI có thể dò ra mật khẩu của người dùng không phải là một vấn đề quá ngạc nhiên.

Bảo mật 2 lớp cũng không an toàn?

Các chuyên gia an ninh mạng vừa phát hiện ra công cụ lừa đảo "Astaroth" có khả năng vượt qua lớp bảo mật 2FA – một biện pháp xác minh danh tính được áp dụng rộng rãi trên các nền tảng như Google, Microsoft hay Yahoo.

 Bảo mật tài khoản trước khả năng đoán biết của AI là thử thách với người dùng.

Bảo mật tài khoản trước khả năng đoán biết của AI là thử thách với người dùng.

Hình thức 2FA, vốn được đánh giá là "vũ khí" phòng ngừa tội phạm khi yêu cầu người dùng xác thực qua mật khẩu dùng một lần (OTP) được gửi qua SMS, email hoặc ứng dụng xác thực, giờ đây không còn an toàn khi tin tặc lợi dụng công nghệ để gửi liên kết giả mạo, hướng người dùng đến trang đăng nhập hoàn toàn nhại lại giao diện thật. Các chuyên gia an ninh mạng của công ty SlashNext là những người đầu tiên phát hiện ra công cụ mới này, có khả năng vượt qua xác thực hai yếu tố trên các tài khoản Google, Microsoft và Yahoo.

Theo đó, để vượt qua xác thực 2 yếu tố, tin tặc gửi một liên kết lừa đảo đến người dùng, hướng họ đến một trang đăng nhập giả mạo hoàn toàn bắt chước giao diện thực của nền tảng mục tiêu. Khi người dùng nhập thông tin đăng nhập và mã bí mật của họ, thông tin này sẽ ngay lập tức bị tội phạm mạng nắm bắt và chiếm đoạt tài khoản.

Điều khiến Astaroth đặc biệt nguy hiểm là khả năng chặn mã xác thực 2 yếu tố theo thời gian thực. Theo SlashNext, bộ sản phẩm hoàn chỉnh được bán trên Dark Web (phần ẩn của Internet không được lập chỉ mục bởi các công cụ tìm kiếm thông thường, nơi giao dịch thường diễn ra ẩn danh) với giá 2.000 USD.

Các chuyên gia khuyến cáo, ngoài việc hết sức cảnh giác và không nhấp vào các liên kết từ người gửi không rõ danh tính, người dùng nên chuyển sang các giải pháp bảo mật tiên tiến hơn như passkey, dấu vân tay, nhận dạng khuôn mặt hay mã xác thực lưu trên thiết bị từ các nhà cung cấp lớn như Apple, Google và Microsoft.

Bảo mật 2 lớp còn được viết tắt là 2FA (2-factor authentication) là việc thêm 1 bước xác thực trong quá trình đăng nhập. Ví dụ, trong quá trình thanh toán dựa trên thẻ tín dụng, ngoài việc cung cấp thẻ vật lý, chúng ta cần phải cung cấp thêm ZIP code để xác thực và hoàn thành giao dịch.

Bảo mật 2 lớp giúp bảo vệ tốt thông tin xác thực và tài nguyên của người dùng, với mức độ bảo mật cao hơn so với xác thực 1 yếu tố (thường là xác thực qua mật khẩu). Phương thức bảo mật 2 lớp vừa yêu cầu người dùng cung cấp mật khẩu, vừa yêu cầu người dùng cung cấp các mã xác thực hoặc quét vân tay, nhận dạng khuôn mặt.

Phương pháp bảo mật 2 lớp có thêm 1 lớp bảo mật cho quy trình xác thực, khiến hacker hoặc kẻ xấu khó truy cập vào tài khoản của người dùng hoặc doanh nghiệp. Phương pháp này đã được dùng để kiểm soát quyền truy cập vào các dữ liệu quan trọng hoặc hệ thống doanh nghiệp. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ online đã sử dụng 2FA để bảo vệ thông tin đăng nhập của người dùng.

AI tìm ra mọi mật khẩu?

Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Công nghệ và Hợp tác Quốc tế (Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia), người dùng Việt thường có nhiều tài khoản, từ tài khoản email, thương mại điện tử, mạng xã hội… Việc sử dụng chung mật khẩu cho các tài khoản cũng phổ biến.

Bên cạnh đó, việc ngày càng có nhiều thông tin cá nhân của người dùng bị lộ lọt như tên, tuổi, ngày tháng năm sinh… là những thông tin rất dễ xuất hiện trong mật khẩu. "Vì vậy, bất kỳ ai nếu tham gia trên Internet thường xuyên đều có nguy cơ bị dò mật khẩu", ông Sơn nhận định.

Về kỹ thuật dò mật khẩu của tội phạm mạng, ông Sơn cho biết trước đây thường được thử bằng cách sử dụng từ điển (tập hợp các mật khẩu thông dụng, phổ biến đã được thu thập như 123456, admin… hoặc ghép ngày tháng năm sinh, tên, tuổi)...

Cùng sự phát triển của AI, bộ từ điển và bộ quy luật được mở rộng nhanh chóng nhờ AI tạo ra. Việc AI có thể dò ra mật khẩu của người dùng không phải là một vấn đề quá ngạc nhiên. Với sự phát triển đột phá lĩnh vực AI, việc phá mật khẩu hiệu quả hơn bởi nó có khả năng học và dự đoán dựa trên dữ liệu khổng lồ về mật khẩu rò rỉ trước đây.

Chẳng hạn, tội phạm mạng sử dụng các nền tảng AI mã nguồn mở được tùy chỉnh có thể sử dụng kết hợp các kỹ thuật như "bruteforce" (tấn công bằng cách thử từng khả năng có thể), "dictionary attacks" (sử dụng danh sách các từ có sẵn) và các kỹ thuật phức tạp hơn như dùng mật khẩu đã rò rỉ ở một nơi để thử đăng nhập ở nơi khác…

"Mật khẩu càng phức tạp, càng dài và sử dụng sự kết hợp của chữ thường, chữ hoa, số và ký tự đặc biệt thì khả năng chống lại các cuộc tấn công của AI càng cao. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của công nghệ, ngay cả những mật khẩu mạnh nhất cũng có nguy cơ bị phá vỡ, đặc biệt nếu chúng không được thay đổi thường xuyên", ông Sơn đánh giá.

Ông Vũ Ngọc Sơn cho rằng không chỉ Facebook mà nhiều dịch vụ khác đều có nguy cơ bị dò mật khẩu thông qua sự trợ giúp của AI: "Số lượng người bị dò mật khẩu Facebook đông hơn dịch vụ khác là do dịch vụ này phổ biến, trong khi không nhiều người đặt xác thực hai yếu tố. Các dịch vụ của ngân hàng, chứng khoán luôn yêu cầu xác thực hai lớp, nên số người bị chiếm đoạt tài khoản ít hơn". Ông Vũ Ngọc Sơn cho rằng để an toàn thì việc đầu tiên là cần thay đổi thói quen.

Thay vì đặt các mật khẩu dễ nhớ, cần phải chuyển sang dùng các mật khẩu có tính ngẫu nhiên cao, đủ số lượng ký tự (từ 8 trở lên), có cả ký tự số và ký tự đặc biệt, không sử dụng các thông tin cá nhân hay người thân. Đồng thời luôn áp dụng xác thực hai yếu tố, trong đó mật khẩu là một yếu tố và mã OTP được gửi về điện thoại hoặc email là yếu tố thứ hai.

Các chuyên gia bảo mật cảnh báo, đã đến lúc phải tích cực áp dụng các năng lực bảo vệ tài khoản mạnh hơn mật khẩu, như xác thực mạnh không mật khẩu (passwordless) kết hợp với xác thực sinh trắc học".

Tô Hội

Những công trình mở vận hội mới cho TP.HCM

on .

Hàng loạt dự án 'khủng' khởi công, nhiều dự án về đích nhân dịp 50 năm đất nước thống nhất không chỉ góp phần thay đổi diện mạo TP.HCM hôm nay mà còn mở ra một trang mới trên hành trình phát triển của TP mang tên Bác. 

Bốn siêu dự án "lột xác" Cần Giờ

Những ngày này, người dân huyện đảo Cần Giờ đang đếm ngược từng ngày tới tháng 4 để chứng kiến khoảnh khắc động thổ, khởi công Khu đô thị (KĐT) lấn biển Cần Giờ. "Thai nghén" từ những năm 2000, đây là dự án được trông chờ nhiều nhất trong công cuộc "lột xác" huyện đảo duy nhất giáp biển của TP.HCM. Tại cuộc gặp lãnh đạo UBND TP.HCM ngày 6.3, bà Cao Thị Hà An, Giám đốc phát triển dự án Tập đoàn Vingroup, bày tỏ mong muốn UBND TP cùng với các sở, ngành hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện những thủ tục pháp lý để doanh nghiệp (DN) có thể khởi công dự án KĐT lấn biển Cần Giờ trước ngày 30.4, nhằm chào mừng 50 năm đất nước thống nhất và hoàn thành vào năm 2030. Được biết đến lúc này, mọi việc đã "hòm hòm" và siêu dự án đã ấn định ngày khởi công vào trung tuần tháng 4.

Những công trình mở vận hội mới cho TP.HCM  - Ảnh 1.

Phối cảnh cầu Cần Giờ nối đất liền nội đô với huyện đảo

ẢNH: SỞ GTCC - ĐỘC LẬP

Đề xuất giao TP.HCM làm đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành

Bộ Xây dựng vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao TP.HCM triển khai tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) Thủ Thiêm - Long Thành, giúp kết nối 2 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Long Thành. Theo Bộ Xây dựng, quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 có 2 tuyến đường sắt. Trong đó có tuyến ĐSĐT số 6 kết nối sân bay Tân Sơn Nhất với đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành (nút giao Phú Hữu). Đồng thời, tuyến ĐSĐT số 2 kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất đến ga Thủ Thiêm. Cả hai tuyến sau đó dùng chung hạ tầng tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành để kết nối tới sân bay Long Thành.

Hiện quy hoạch TP.HCM đã xác định các tuyến ĐSĐT số 6 và số 2 do UBND TP.HCM chủ trì đầu tư; riêng tuyến Thủ Thiêm - Long Thành đang giao Bộ Xây dựng đầu tư. Để sớm triển khai kết nối giữa 2 sân bay Tân Sơn Nhất - Long Thành đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ công tác xây dựng, vận hành và khai thác tối đa các quỹ đất quanh khu vực dự án, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng thống nhất chủ trương giao UBND TP.HCM là cơ quan chủ quản đầu tư dự án tuyến ĐSĐT Thủ Thiêm - Long Thành. Trong trường hợp được giao làm cơ quan có thẩm quyền, UBND TP.HCM tiếp nhận toàn bộ kết quả nghiên cứu hiện có do Ban Quản lý dự án đường sắt - Bộ Xây dựng thực hiện để tiếp tục triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư. Đồng thời, bộ này cũng đề xuất Chính phủ xem xét, chấp thuận bổ sung tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành vào danh mục dự án thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới ĐSĐT tại Hà Nội, TP.HCM mà Quốc hội đã thông qua tại Nghị quyết 188.

Dự án có diện tích lập quy hoạch khoảng 2.870 ha với tổng mức đầu tư gần 9 tỉ USD, quy mô dân số gần 230.000 người và có khả năng đón 8 - 9 triệu lượt du khách mỗi năm. Với mục tiêu xây dựng thành KĐT du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, hội thảo, hội nghị, đô thị thông minh, dịch vụ công nghệ cao, nhà ở, dịch vụ, khách sạn..., dự án được kỳ vọng sẽ biến Cần Giờ trở thành nơi du lịch, nghỉ dưỡng, đầu tư đủ sức cạnh tranh với các khu lấn biển trên thế giới như ở Singapore, Miami (Mỹ), Úc...

Cùng với đó, Vingroup cũng vừa gửi văn bản tới UBND TP.HCM và Sở GTCC báo cáo chi tiết đề xuất xây dựng tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP.HCM (đường Nguyễn Văn Linh, Q.7) đến H.Cần Giờ. Đây là tuyến đường sắt đã nằm trong định hướng điều chỉnh quy hoạch mạng lưới metro của TP.HCM. Tập đoàn DN tư nhân lớn nhất VN mong muốn được xây dựng tuyến này theo hình thức đối tác công - tư (hợp đồng BOO) - Vingroup thực hiện việc đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn của mình và nguồn vốn huy động theo quy định của pháp luật, sở hữu và khai thác, vận hành dự án sau khi hoàn thành. Tuyến sẽ làm đường đôi, khổ 1.435 mm, đi trên cao với chiều dài 48,5 km, hạ tầng thiết kế với tốc độ 250 km/giờ, đáp ứng năng lực chuyên chở từ 30.000 - 40.000 người/hướng/giờ.

Nếu được thông qua, Vingroup dự kiến ngay trong năm nay hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình các cấp có thẩm quyền đưa vào quy hoạch và phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư; sau đó triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để chính thức khởi công vào năm 2026, hoàn thiện vận hành thử và bàn giao dự án vào năm 2028.

Tiếp sức cùng KĐT lấn biển Cần Giờ, TP.HCM đang đặt mục tiêu khởi công cầu Cần Giờ hơn 11.000 tỉ đồng và siêu cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ gần 5 tỉ USD. Ban đầu, cầu Cần Giờ dự kiến được khởi công đúng dịp lễ 30.4, song do quy hoạch chung TP đến năm 2040, tầm nhìn 2060 chưa được phê duyệt nên dự án chưa đủ cơ sở để trình HĐND TP xem xét chủ trương đầu tư. Sau khi quy hoạch chung của TP được thông qua, Sở GTCC cho biết sẽ hoàn thiện hồ sơ và trình cấp thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khởi công dự án ngay trong năm nay, hoàn thành vào năm 2028.

Những công trình mở vận hội mới cho TP.HCM  - Ảnh 2.

Phối cảnh KĐT lấn biển Cần Giờ chuẩn bị được khởi công

ẢNH: VG

 Trong khi đó, dự án siêu cảng Cần Giờ đã được Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư từ tháng 1 và được hưởng các cơ chế, chính sách đặc biệt, mục tiêu đưa vào vận hành năm 2027. Đơn vị nghiên cứu ước tính sản lượng hàng hóa năm đầu tiên qua cảng đạt khoảng 2,1 triệu TEU (1 TEU bằng 1 container 20 feet). Sau 7 giai đoạn đầu tư, lượng hàng qua Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có thể đạt 16,9 triệu TEU vào năm 2047 - bằng một nửa sản lượng Singapore hiện nay. Khu cảng dự kiến đóng góp vào ngân sách 34.000 - 40.000 tỉ đồng mỗi năm khi khai thác hết công suất.

Chứng kiến quá trình lột xác Cần Giờ từ cái thời chỉ có cách duy nhất đi vào đất liền nội đô là bằng đò dọc, rồi sau đó có đường Rừng Sác thay thế phà Dần Xây, nước sạch nối đến, điện được kéo về, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu khẳng định huyện đảo nghèo nhất nhì TP.HCM đang tiến sát tới cuộc đổi đời lần thứ 2. Một KĐT lấn biển đưa Cần Giờ thành TP biển nghỉ dưỡng đẳng cấp khu vực; một siêu cảng trung chuyển container biến Cần Giờ thành trung tâm logistics quốc tế; kết nối trực tiếp với trung tâm TP bằng cả đường bộ và đường sắt tốc độ cao… Tất cả những công trình này sẽ mở cơ hội "vàng" cho Cần Giờ phục dựng vị thế cảng biển viễn dương nổi tiếng một thời trên đường hàng hải Á - Âu. Đồng thời, thu hút được rất nhiều nhân tài, nhân lực, có thêm điều kiện phát triển khu du lịch về lịch sử, sinh thái. Khi đó khu vực Bình Khánh cũng có cơ hội được phát triển trở thành khu thị tứ vô cùng quan trọng.

"Người dân Cần Giờ xứng đáng được đổi đời thông qua các công trình hạ tầng này, Cần Giờ xứng đáng được đầu tư "ra tấm ra món" như vậy. Cần Giờ đóng vai trò quan trọng cả về lịch sử, hiện tại và tương lai, không chỉ của TP.HCM mà của cả Vùng kinh tế trọng điểm phía nam", ông Châu nhấn mạnh.

Hai cây cầu ngàn tỉ nối đôi bờ sông Sài Gòn

Mở màn cho "đại tiệc" ngành giao thông TP.HCM năm nay phải kể đến dự án xây dựng cầu đi bộ ngàn tỉ đồng vượt sông Sài Gòn. Phía chủ đầu tư là Công ty CP thực phẩm dinh dưỡng Nutifood đang gấp rút chuẩn bị cho lễ khởi công vào ngày 29.3 tới, sớm 1 tháng so với kế hoạch ban đầu. Dự kiến, cầu sẽ hoàn thành vào năm 2027, trở thành điểm nhấn kiến trúc độc đáo của TP.HCM, đồng thời thúc đẩy du lịch và kết nối trung tâm với KĐT mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức). Cầu đi bộ nằm giữa vị trí quan trọng - sông Sài Gòn là một phần của ký ức lịch sử hơn 300 năm của TP. Đây cũng là nơi thường xuyên tổ chức các sự kiện trọng đại và là điểm thu hút du khách đến tham quan, ngắm cảnh. Vì vậy, việc xây cầu đi bộ nối liền đôi bờ sông Sài Gòn được lãnh đạo TP nhận định mang đến nhiều giá trị to lớn, không chỉ giúp thúc đẩy, đưa Thủ Thiêm thành trung tâm kinh tế - tài chính - dịch vụ mà còn tạo điểm nhấn về văn hóa, du lịch.

Những công trình mở vận hội mới cho TP.HCM  - Ảnh 3.

Công trình cầu đi bộ nối Q.1 sang KĐT mới Thủ Thiêm sẽ khởi công ngày 29.3

ẢNH: TN

Sau khi cầu đi bộ 1.000 tỉ đồng khởi công, cầu Thủ Thiêm 4 nối từ giao lộ cầu Tân Thuận 2 - Nguyễn Văn Linh (Q.7) đến giao lộ trục Bắc Nam - đường Bùi Thiện Ngộ (KĐT mới Thủ Thiêm) cũng sẽ sớm động thổ. Ban đầu, Sở GTCC TP đề xuất tĩnh không cầu 15 m và có thể nâng lên 45 m khi cần, với tổng vốn đầu tư hơn 6.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, do TP có kế hoạch phát triển cảng Nhà Rồng - Khánh Hội thành cảng tàu khách quốc tế, vấn đề tĩnh không được xem xét lại. Giống như cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4 hiện cũng chờ cập nhật quy hoạch cảng Nhà Rồng - Khánh Hội vào Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060 để trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Sở GTCC dự kiến khởi công cầu Thủ Thiêm 4 trong năm 2025 và hoàn thành vào năm 2028.

Khi đưa vào sử dụng, cầu sẽ giúp giảm tải cho các tuyến đường hiện hữu như Tôn Đức Thắng, Nguyễn Tất Thành, cầu Khánh Hội, Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn Văn Linh, đồng thời rút ngắn thời gian di chuyển giữa TP.Thủ Đức, Bình Thạnh với quận 7, 8, huyện Nhà Bè và Bình Chánh.

TS Hoàng Ngọc Lan (Viện Đô thị thông minh và quản lý, ĐH Kinh tế TP.HCM) đánh giá "bộ đôi" 2 cây cầu này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển đôi bờ sông Sài Gòn. Nếu như cầu đi bộ "gánh" nhiệm vụ mở không gian đô thị, không gian văn hóa thì các cây cầu kết nối giao thông, cho xe đi như cầu Thủ Thiêm 4 sẽ là động lực thúc đẩy KĐT Thủ Thiêm phát triển. TP.Thượng Hải (Trung Quốc) cũng có bối cảnh giống TP.HCM với bờ tây là bến Thượng Hải phát triển sầm uất, bờ đông là khu phố Đông hiện nay trước kia cũng chỉ là vùng đất nông nghiệp hẻo lánh như đầm lầy Thủ Thiêm gần 20 năm về trước. Chính quyền Thượng Hải khi đặt mục tiêu phát triển khu Đông thành đặc khu kinh tế cũng bắt đầu từ việc làm đồng loạt nhiều cây cầu kết nối, xây dựng hệ thống hạ tầng vững chắc. Chỉ trong 20 năm thành lập và phát triển, phố Đông đã trở thành một trong những khu vực sầm uất, thịnh vượng nhất thế giới.

"Cầu kết nối tới đâu, bờ đông sông Sài Gòn sẽ lột xác, phát triển tới đó. Tại VN hiện nay gần như chưa có địa phương nào thiết lập được một hệ thống không gian công cộng ven sông đẹp, bài bản. Nếu TP.HCM làm được nguyên một hệ thống cầu kết nối công viên đôi bờ đông - tây sông Sài Gòn thì sẽ trở thành thế mạnh đô thị sông nước của TP", TS Hoàng Ngọc Lan nhận định.