NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Chuyên gia: ChatGPT tạo phần mềm độc hại đủ mạnh để xâm nhập trình quản lý mật khẩu Google Chrome

on .

Các nhà nghiên cứu an ninh mạng phát hiện ra rằng việc vượt qua các tính năng an toàn ngăn ChatGPT và các chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) khác viết phần mềm độc hại dễ hơn bạn nghĩ: Chỉ cần chơi trò giả vờ.

Vitaly Simonovich, nhà nghiên cứu tình báo về mối đe dọa tại công ty an ninh mạng Cato Networks có trụ sở tại thành phố Tel Aviv (Israel), nói với trang Insider rằng đã thuyết phục chatbot đóng vai một siêu anh hùng tên Jaxon đang chiến đấu bằng kỹ năng lập trình siêu hạng để chống lại nhân vật phản diện tên Dax – kẻ âm mưu hủy diệt thế giới.

Vitaly Simonovich đã thuyết phục chatbot nhập vai viết một phần mềm độc hại đủ mạnh để xâm nhập Password Manager (trình quản lý mật khẩu) của Google Chrome. Đây là tiện ích mở rộng của trình duyệt Chrome cho phép người dùng lưu trữ mật khẩu và tự động điền mật khẩu khi được các trang web cụ thể nhắc nhở. Chạy mã do ChatGPT tạo ra giúp Vitaly Simonovich xem tất cả dữ liệu được lưu trữ trên trình duyệt Chrome của máy tính đó, dù chúng đáng lẽ được bảo vệ bởi trình quản lý mật khẩu.

"Chúng ta sắp thành công rồi. Hãy cải thiện mã này và hạ gục Dax!", Vitaly Simonovich gõ khi đang gỡ lỗi đoạn mã do ChatGPT tạo ra. Trong vai Jaxon, ChatGPT đã làm đúng như vậy.

Vitaly Simonovich đã vượt qua các tính năng bảo mật của ChatGPT bằng cách giả lập tình huống khi trò chuyện với chatbot này. Cuối cùng, ông lợi dụng ChatGPT để tạo ra phần mềm độc hại đánh cắp mật khẩu - Ảnh: Getty Images

Các vụ hack và lừa đảo được kích hoạt bằng chatbot

Kể từ khi ChatGPT của OpenAI ra mắt vào tháng 11.2022, tiếp sau đó là Claude của Anthropic, Gemini của Google và Copilot của Microsoft, các chatbot AI này đã thay đổi cách con người làm việc, nghiên cứu và giao tiếp, tóm tắt và tổng hợp thông tin, phân tích dữ liệu, viết mã như trợ lý AI theo phong cách Tony Stark.

Tony Stark là nhân vật hư cấu trong vũ trụ Marvel, được biết đến nhiều nhất với vai trò Iron Man. Anh là một thiên tài công nghệ, tỷ phú, nhà phát minh và là người sáng lập tập đoàn Stark Industries.

Người dùng không cần bất kỳ kiến thức chuyên môn nào để làm điều đó. Song, điều đáng lo ngại là tội phạm mạng cũng không cần kỹ năng chuyên sâu để lợi dụng AI cho mục đích xấu.

Steven Stransky, cố vấn an ninh mạng và đối tác tại công ty luật Thompson Hine, nói với Insider rằng sự gia tăng của mô hình ngôn ngữ lớn đã làm thay đổi bối cảnh đe dọa mạng, tạo điều kiện cho kẻ xấu thực hiện nhiều vụ lừa đảo mới và ngày càng tinh vi hơn, khó xác định và cô lập hơn bằng các công cụ an ninh mạng truyền thống. Chẳng hạn giả mạo email hoặc tin nhắn để lừa người dùng nhập thông tin cá nhân, tạo trang web giả để lừa nạn nhân tin rằng chúng có liên kết với các công ty uy tín.

Mô hình ngôn ngữ lớn là một loại AI được huấn luyện trên lượng dữ liệu văn bản khổng lồ để hiểu và tạo ra ngôn ngữ tự nhiên một cách mạch lạc. Các mô hình này có thể xử lý và sinh ra văn bản, trả lời câu hỏi, tóm tắt nội dung, dịch ngôn ngữ, viết mã lập trình và thực hiện nhiều tác vụ liên quan đến ngôn ngữ khác. Mô hình ngôn ngữ lớn là nền tảng cho các chatbot AI tạo sinh, gồm cả ChatGPT.

“Tội phạm mạng cũng đang tận dụng AI tạo sinh để tổng hợp và tìm kiếm trong các cơ sở dữ liệu lớn chứa thông tin nhận dạng cá nhân bị đánh cắp nhằm xây dựng hồ sơ về các mục tiêu tiềm năng cho các cuộc tấn công mạng kiểu kỹ thuật xã hội”, Steven Stransky nói.

Dù các trò lừa đảo trực tuyến, hành vi đánh cắp danh tính kỹ thuật số và phần mềm độc hại đã tồn tại từ khi internet ra đời, các chatbot (vốn có thể làm phần lớn công việc thay cho tội phạm) làm giảm đáng kể rào cản tiếp cận cho những kẻ muốn thực hiện hành vi phạm tội.

"Chúng tôi gọi chúng là 'tác nhân đe dọa không cần kiến thức'. Chỉ cần có ý định xấu và một mục tiêu cụ thể, mô hình ngôn ngữ lớn có thể giúp chúng tạo ra thứ gì đó độc hại", Vitaly Simonovich nói.

Vitaly Simonovich đã trình bày những phát hiện của mình với trang Insider, chỉ ra cách lách qua các cơ chế bảo vệ của ChatGPT một cách dễ dàng. Thông thường, khi được yêu cầu viết phần mềm độc hại, ChatGPT sẽ từ chối: " Xin lỗi, tôi không thể hỗ trợ việc đó. Viết hoặc phân phối phần mềm độc hại là bất hợp pháp và phi đạo đức".

Thế nhưng, nếu thuyết phục chatbot rằng đây chỉ là một trò chơi nhập vai, với quy tắc trong thế giới giả tưởng khác với thế giới thực, thì chatbot cho phép thay đổi luật lệ.

Cuối cùng, thí nghiệm của Vitaly Simonovich cho phép ông bẻ khóa trình quản lý mật khẩu trên chính thiết bị mình. Đây là điều mà kẻ xấu cũng có thể làm với nạn nhân, miễn là chúng có được quyền kiểm soát thiết bị đó bằng cách nào đó dù là trực tiếp hay từ xa.

Ảnh chụp màn hình lời nhắc được Vitaly Simonovich sử dụng để yêu cầu ChatGPT viết phần mềm độc hại xâm nhập trình quản lý mật khẩu của Google Chrome - Ảnh: Cato Networks

Một phát ngôn viên OpenAI nói với trang Insider rằng công ty đã xem xét các phát hiện của Vitaly Simonovich, được hãng Cato Networks công bố. OpenAI nhận thấy rằng đoạn mã được chia sẻ trong báo cáo không có vẻ "mang tính chất độc hại từ bản chất" và rằng kịch bản được mô tả "phù hợp với hành vi bình thường của mô hình AI" vì mã do ChatGPT tạo ra có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào ý định của người dùng.

"ChatGPT tạo mã theo yêu cầu của người dùng nhưng không tự thực thi bất kỳ đoạn mã nào. Như mọi khi, chúng tôi hoan nghênh các nhà nghiên cứu chia sẻ bất kỳ mối quan ngại nào về bảo mật thông qua chương trình săn lỗi bảo mật của chúng tôi hoặc biểu mẫu phản hồi về hành vi của mô hình", người phát ngôn OpenAI cho biết.

Không chỉ có ChatGPT

Vitaly Simonovich đã lặp lại thí nghiệm trên Copilot của Microsoft và DeepSeek R1 thì thấy cả hai đều cho phép xâm nhập trình quản lý mật khẩu của Google Chrome bằng phương pháp "kỹ thuật thế giới nhập vai". Tuy nhiên, phương pháp này không hiệu quả với Google Gemini hoặc Claude của Anthropic.

Người phát ngôn của Google nói với Insider rằng: "Chrome sử dụng công nghệ duyệt web an toàn của Google để giúp bảo vệ người dùng bằng cách phát hiện lừa đảo, phần mềm độc hại, lừa đảo và các mối đe dọa trực tuyến khác theo thời gian thực".

Đại diện của Microsoft, Anthropic và DeepSeek không trả lời ngay lập tức khi trang Insider đề nghị bình luận.

Dù cả các công ty AI và các nhà phát triển trình duyệt đều có các tính năng bảo mật để ngăn chặn việc bẻ khóa hệ thống (jailbreak) hoặc làm rò rỉ dữ liệu với mức độ hiệu quả khác nhau, phát hiện của Vitaly Simonovich cho thấy rằng các lỗ hổng bảo mật đang không ngừng lộ diện và có thể bị khai thác dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ công nghệ thế hệ mới.

"Chúng tôi tin rằng sự gia tăng của các tác nhân đe dọa không cần kiến thức sẽ ngày càng tác động mạnh đến bối cảnh an ninh mạng, khi họ tận dụng khả năng của mô hình ngôn ngữ lớn. Chúng ta đã thấy sự gia tăng các email lừa đảo với mức độ chân thực cực cao. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó do các mô hình ngôn ngữ lớn được tinh chỉnh để viết mã chất lượng cao. Nếu áp dụng điều này vào việc phát triển phần mềm độc hại, chúng ta sẽ còn chứng kiến nhiều phần mềm như vậy hơn nữa được tạo ra bằng những mô hình ngôn ngữ", Vitaly Simonovich bình luận.

Sơn Vân

Nguồn: https://baomoi.com/chuyen-gia-chatgpt-tao-phan-mem-doc-hai-du-manh-de-xam-nhap-trinh-quan-ly-mat-khau-google-chrome-c51785276.epi

RedNote nghi âm thầm xâm phạm dữ liệu của người dùng

on .

RedNote (Tiểu hồng thư) bị cáo buộc thu thập dữ liệu người dùng vượt mức cần thiết, khiến nhiều người dùng lo ngại bị xâm phạm quyền riêng tư và mất an toàn thông tin cá nhân.

 
RedNote nghi âm thầm xâm phạm dữ liệu của người dùng - Ảnh 1.
 

Nhiều người dùng phát hiện RedNote truy cập vị trí và dữ liệu cá nhân với tần suất bất thường, ngay cả khi không sử dụng ứng dụng - Ảnh: REUTERS

Tờ Nhân Dân Nhật Báo ngày 27-3 dẫn báo cáo từ trang Jiupai News cho biết nền tảng mạng xã hội (app) RedNote (Tiểu hồng thư) hiện đang vướng nhiều cáo buộc, liên quan đến hành vi thu thập dữ liệu người dùng vượt quá phạm vi cần thiết cho hoạt động vận hành thông thường. 

Các hành vi này được cho là diễn ra với tần suất cao và thiếu minh bạch, làm dấy lên những quan ngại sâu sắc về quyền riêng tư và việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng.

Người dùng bị "soi" liên tục

Báo cáo của Jiupai ngày 27-3 cho hay nhiều người dùng đã phát hiện RedNote thực hiện hàng chục nghìn lượt truy cập vào dữ liệu cá nhân của họ trong vòng 30 ngày, ngay cả trong các khoảng thời gian người dùng không trực tiếp sử dụng ứng dụng.

Cụ thể, một người dùng thiết bị có hệ điều hành Android cho biết trong vòng một tháng, RedNote đã truy cập tổng cộng hơn 92.000 lần vào các dữ liệu thiết bị, trong đó riêng dữ liệu vị trí bị truy cập tới 71.000 lần. Trong khi đó, ứng dụng WeChat - nền tảng phổ biến hàng đầu tại Trung Quốc - chỉ bị ghi nhận truy cập 911 lần trong cùng khoảng thời gian.

Có thời điểm app này bị ghi nhận truy cập dữ liệu vị trí 2.148 lần chỉ trong một ngày. Người dùng này sau đó đã tiến hành tắt quyền truy cập vị trí của app và chuyển sang chế độ yêu cầu cấp phép thủ công cho từng lần truy cập. Kết quả cho thấy số lượt truy cập dữ liệu của RedNote đã giảm mạnh và trở lại mức độ bình thường vào ngày tiếp theo.

Theo Jiupai, một người dùng khác cũng ghi nhận RedNote đã thực hiện khoảng 50.000 lượt truy cập vào dữ liệu cá nhân của họ trong 30 ngày, trong đó số lượng truy cập vào dữ liệu vị trí chiếm tới 46.000 lượt.

Đáng chú ý, có thời điểm app này đã tiến hành nhiều lượt truy cập vào các dữ liệu nhạy cảm như trạng thái của thiết bị, tệp âm thanh, video, hình ảnh và clipboard (bộ nhớ tạm) chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

RedNote thường xuyên yêu cầu người dùng gắn thông tin vị trí khi đăng bài viết lên nền tảng. Mặc dù người dùng có thể từ chối, app này vẫn tiếp tục truy cập dữ liệu vị trí một cách thường xuyên, đặt ra nghi vấn về tính minh bạch trong vận hành và quyền kiểm soát dữ liệu của người dùng.

Thực tế, các phản ánh về tình trạng thu thập dữ liệu quá mức của RedNote đã được ghi nhận từ tháng 7-2024, với hơn 70.000 bài đăng thảo luận được đăng tải trên chính app này. Trong đó nhiều người dùng thiết bị có hệ điều hành iOS cũng cho biết biểu tượng định vị vẫn hiển thị liên tục trên màn hình, dù họ không mở ứng dụng, cho thấy việc thu thập dữ liệu ngầm vẫn diễn ra.

Phản hồi từ RedNote

Ngày 26-3, trả lời với Jiupai về các vấn đề liên quan, đại diện chăm sóc khách hàng của RedNote khẳng định việc thu thập dữ liệu vị trí là để phục vụ tính năng "gần đây" (nearby - tính năng định vị người dùng ở khu vực lân cận), và chỉ diễn ra khi người dùng bật các quyền truy cập vị trí. 

Đại diện nền tảng cho biết điều này là bình thường và nhấn mạnh rằng RedNote sẽ không tiết lộ thông tin cá nhân của người dùng.

Tuy nhiên, những tuyên bố này hiện vẫn chưa thể xoa dịu được lo ngại của dư luận Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá nhân ngày càng trở thành mối quan tâm lớn đối với người dùng mạng tại Trung Quốc và toàn cầu.

 

Phản ứng của Elon Musk về thông tin Starlink ở Việt Nam

on .

Tỷ phú chia sẻ lại bài viết của một chủ kênh podcast nổi tiếng trên X, nói về thông tin triển khai Starlink tại Việt Nam.

 Elon Musk, CEO của SpaceX, cũng là người có ảnh hưởng nhất trên mạng xã hội X. Ảnh: Reuters.

Elon Musk, CEO của SpaceX, cũng là người có ảnh hưởng nhất trên mạng xã hội X. Ảnh: Reuters. 

Một bài viết do chủ kênh podcast Mario Nawfal đăng trên X ngày 3/4, về kế hoạch triển khai Internet vệ tinh của Starlink tại Việt Nam đã được Elon Musk đăng lại vào sáng 4/4 trên tài khoản của mình.

Nawfal dẫn thông tin từ Reuters về việc tập đoàn SpaceX của Elon Musk sẽ hoạt động tại Việt Nam với dịch vụ Internet vệ tinh Starlink. Theo Reuters, SpaceX dự kiến xây dựng 10-15 trạm mặt đất trên khắp Việt Nam, với trạm đầu tiên tại Đà Nẵng vào tháng 5 hoặc tháng 6.

Trước đó, theo Quyết định 659 ngày 23/3 của Thủ tướng Chính phủ, SpaceX được cho phép thí điểm có kiểm soát dịch vụ viễn thông của mình trong thời hạn 5 năm. Số thuê bao tối đa mà tập đoàn này được thí điểm là 600.000, bao gồm tổng số thuê bao của doanh nghiệp viễn thông thành lập tại Việt Nam và các doanh nghiệp bán lại dịch vụ của họ.

Bài viết của Nawfal nhận định đây là một chiến thắng của SpaceX khi được cấp phép thử nghiệm dịch vụ tại Việt Nam trong một thời gian dài. Elon Musk đã đăng lại bài viết của Nawfal nhưng không bình luận gì thêm.

Với 219 triệu người theo dõi, Elon Musk là người có ảnh hưởng nhất trên nền tảng này. Tỷ phú sáng lập SpaceX thường xuyên đăng lại các bài viết của người khác trên trang cá nhân của mình. Đôi khi ông chỉ đăng lại (repost), nhưng cũng có khi tỷ phú này bình luận (reply) thêm ý kiến của mình.

Theo Reuters, khoản đầu tư của Starlink vào trạm mặt đất tại Việt Nam sẽ vào khoảng 3 triệu USD. Vào tháng 9/2024, trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Mỹ, Phó chủ tịch cấp cao của SpaceX Tim Hughes đã cam kết đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam.

Starlink hiện hoạt động tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng không phải quốc gia nào cũng có trạm mặt đất. Starlink Installation Pros, một công ty chuyên cung cấp dịch vụ lắp đặt nhưng không liên quan trực tiếp đến Starlink, cho biết công ty có khoảng 150 trạm mặt đất trên toàn cầu, với gần một nửa trong số đó nằm tại Mỹ.

Nếu diễn ra đúng như dự kiến, kế hoạch sẽ biến Việt Nam thành một trong những nơi sở hữu mạng lưới Starlink lớn nhất.

Nhật Tường

Lễ tốt nghiệp và trao bằng đợt 1 năm 2023

on .

Kính gửi các anh/chị Học viên cao học,

Khoa Khoa học và Kỹ thuật Thông tin kính chuyển đến các anh/chị học viên cao học thông tin tổ chức Lễ tốt nghiệp.

Phòng Công tác Sinh viên thông báo đến các bạn học viên, sinh viên thời gian tổ chức Lễ tốt nghiệp và Trao bằng năm đợt 1 năm 2023 về việc tổ chức Lễ tốt nghiệp và Trao bằng, cụ thể như sau: 

Thời gian: 02 ngày 08/6/2023 (thứ năm) và 09/6/2023 (thứ sáu).

Địa điểm: Giảng đường 1 - Tòa nhà A.

Học viên, sinh viên xem thông báo chi tiết về việc nhận lễ phục và nhận bằng tại File đính kèm.

Trân trọng./.

Khoa Khoa học và Kỹ thuật Thông tin.

Kế hoạch xét tốt nghiệp đợt 03 năm 2023

on .

Hi các bạn sinh viên,

 
Khoa KH&KTTT chuyển đến các bạn sinh viên kế hoạch xét tốt nghiệp đợt 03 năm 2023 như sau:

STT

Ngày

Công việc

1

01/8/2023 – 09/8/2023

Sinh viên đăng ký xét Tốt nghiệp trực tuyến tại https://daa.uit.edu.vn/sinhvien/dangky-totnghiep

2

14/8/2023 -15/8/2023

Sinh viên kiểm tra và hoàn thành các khoản nợ sách, lệ phí (nếu có)

3

21/8/2023 -25/8/2023

Hội đồng xét tốt nghiệp, công bố danh sách công nhận tốt nghiệp.

4

29/8/2023

Ban hành quyết định công nhận Tốt nghiệp đợt 0năm 2023

 
Sinh viên đăng ký xét tốt nghiệp trực tiếp tại: https://daa.uit.edu.vn/sinhvien/dangky-totnghiep.
Theo kế hoạch từ ngày  14/8/2023 -15/8/2023  , sinh viên sẽ kiểm tra hệ thống và hoàn thành các khoản nợ sách, lệ phí. 
 
Trân trọng thông tin./.
Khoa Khoa học và Kỹ thuật Thông tin.