NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Đại học không giảng đường

on .

Mùa hè năm nay, Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thị (ACCD) lần đầu tiên đã phối hợp với ĐH Phan Châu Trinh triển khai chương trình “Đại học không giảng đường” (ĐHKGĐ) như một thử nghiệm nhằm gợi ý cách đổi mới chương trình đào tạo đại học.

Bộ tranh ngộ nghĩnh về năm nhất ĐH của nam sinh trường Luật

on .

Hưởng ứng cuộc thi HLU in my heart, bạn Nguyễn Hải Anh đã gửi tới cuộc thi 1 bộ tranh kể về năm thứ nhất đại học dưới mái trường này.

Trong cuộc thi HLU in my heart do Đoàn thanh niên trường ĐH Luật Hà Nội tổ chức, bạn Nguyễn Hải Anh (sinh viên năm thứ 2) đã gửi tới cuộc thi 1 bộ tranh vẽ tay khá ngộ nghĩnh.

Chia sẻ về sản phẩm của mình, Hải Anh cho biết: Những hình ảnh này là toàn bộ những cảm xúc về năm nhất của mình. Những điều nhắc tôi về những năm tháng đã học dưới mái trường này. Một năm không phải thời gian quá dài nhưng cũng đủ để tôi gom góp những kỉ niệm về nơi đây cho riêng mình, để tôi thấy gắn bó với HLU".

Bắt đầu bằng những lo lắng suy tư, chờ điểm thi đại học cho tới ngày đầu tiên nhập trường. Những cảm xúc đó dường như là chuyện ngày hôm qua. Những ngày nhập học, mọi bỡ ngỡ ban đầu cũng dần qua đi. Hải Anh cũng giống như bao bạn bè khác đều có những buồn vui dưới mái trường này.

Đây là tâm sự về năm thứ nhất đại học

Nó bắt đầu bằng khoảng thời gian tôi ngồi chờ điểm thi rồi được bố đưa đi nhập học

Cảm giác đầu tiên khi bước chân vào HLU là thấy mình nhỏ bé, ngây ngô, rụt rè và lạ lẫm

Những bỡ ngỡ ban đầu rồi cũng qua nhanh. Thay vào đó, tôi cùng đám bạn học đã có không ít kỷ niệm vui trên giảng đường

Có những câu chuyện không bao giờ có thể quên

Những cảm giác không gì có thể đánh đổi

Xếp hàng đợi thang máy - 1 nét văn hóa đang được các HLUer xây dựng

Muộn học cũng là vấn nạn lớn cần được khắc phục

Nguồn: http://www.baomoi.com/Bo-tranh-ngo-nghinh-ve-nam-nhat-DH-cua-nam-sinh-truong-Luat/59/15142328.epi

Sẽ ưu đãi mức cao nhất cho nghiên cứu CNTT

on .

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son khẳng định, chương trình kế hoạch hành động nhằm triển khai Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị sẽ xây dựng các cơ chế đặc biệt như ưu tiên vốn đầu tư cho các dự án nghiên cứu, phát triển ứng dụng CNTT, áp dụng mức ưu đãi cao nhất về thuế, đất đai, tín dụng cho các hoạt động R&D.

 

7 điều bạn nên làm nếu là sinh viên năm nhất

on .

Hãy cùng kiểm tra xem, bạn đã làm được những điều gì?

Năm thứ nhất bạn có gì? Có tuổi trẻ. Có thời gian và có đầy sự háo hức với cuộc sống này. Những môn học đại cương ban đầu vô cùng nhẹ nhàng, bài tập không nhiều. Vì thế, chẳng có gì khiến bạn cần phải chui đầu vào thư viện và bỏ mặc cuộc đời tươi đẹp ngoài kia đang chảy trôi.

Lớp lớp sinh viên vẫn thường rỉ rả vào tai nhau cái câu "Học không chơi là đánh rơi tuổi trẻ". Xin được khuyết đi câu sau bởi hãy tin rằng, nếu bạn đủ chăm chú nghe giảng trên lớp và dành thời gian học mỗi tối thì thời gian cuối tuần là của bạn.

Hãy cùng khám phá những việc bạn phải làm khi là sinh viên năm nhất nhé!

Tham gia đầy đủ nhóm làm bài tập, đầu tư học các kỹ năng mềm

Đại học không phải thiên đường sau 12 năm đến lớp. Đại học chỉ là một cánh cửa mới mà bạn lại sẽ tiếp tục phải cần mẫn đi lại từ đầu, nỗ lực không ngừng và cố gắng hết sức. Bởi vì ngoài kia, không một ai ngừng lại cả. Vì thế, nếu không đi, đương nhiên bạn sẽ thành người lỗi thời.

Ở năm đầu tiên, nhiều bạn gặp không ít bỡ ngỡ với phương pháp giảng bài cũng như yêu cầu bài tập của thầy cô. Vì thế, bạn cần phải tham gia đầy đủ bài tập nhóm, thích nghi với cách học hiện đại và học cả kỹ năng mềm. Đó là kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm...

Khám phá những ngõ ngách của thành phố

Sau giờ học là giờ xả stress. Nếu nơi bạn ở là các thành phố lớn, thì thật tuyệt vời. Nhưng nếu nó là thành phố nho nhỏ cũng chẳng sao. Mỗi thành phố đều có những điểm riêng không lẫn vào đâu, những điều bí mật chờ bạn khám phá.

 

Những quán ăn với món ngon không cưỡng nổi mà chỉ dân bản địa mới biết, sao không đến thử một lần. Đi khắp các hang cùng ngõ hẻm để có cái nhìn về nơi bạn đang sống. Có thể là rực rỡ lắm, cũng có thể là cùng cực lắm.

Thực ra thì, đời sinh viên có những 4 năm, năm thứ nhất không được thì các năm sau. Nhưng theo quan điểm của người viết, năm nhất bạn có rất nhiều háo hức lắm lắm, vì thế hãy đi đi. Đi để thấy cuộc đời dài rộng lắm.

Đi học thêm 1 ngoại ngữ

Đừng vội từ chối việc này, bởi lẽ càng ngày, ngoại ngữ càng trở thành 1 trong những yêu cầu thiết yếu của cuộc sống. Ngoại ngữ mang lại cho bạn cơ hội học hành, làm việc.

 

Ngoại ngữ mở ra cho mỗi người 1 chân trời mới, chân trời về kiến thức, về cuộc sống, lịch sử, văn hóa của một đất nước nào đó. Nhiều người đã tự mặc cả với bản thân, để năm sau hay năm sau nữa học cũng được, rồi cuối cùng là không học. Bạn không biết rằng, học ngoại ngữ là cả một quá trình, không phải chuyện ngày một, ngày hai. Vì thế, hãy bắt đầu ngay lập tức.

Đi làm thêm

Có thể làm đi gia sư hoặc làm thêm ở 1 cửa hàng cà phê. Công việc này sẽ mang tới cho bạn 1 khoản thu nhập phụ giúp gia đình cũng như giúp bạn trưởng thành với những va chạm trong cuộc sống.

 

Công việc làm thêm có thể sẽ khiến bạn vất vả nhưng lại giúp mỗi người hiểu ra giá trị của đồng tiền, để thêm trân quý số tiền bố mẹ bạn vẫn cho bạn mỗi tháng.

Không chỉ thế, công việc này còn mang lại cho bạn những kỹ năng khác trong cuộc sống như làm việc, bán hàng, thuyết trình...

Đọc sách

Tạo cho mình thói quen đọc sách là một điều bạn nên rèn luyện bởi nó thực sự hiệu quả nếu bạn muốn thu nhận kiến thức. Những cuốn sách có thể là giáo trình môn học bạn hứng thú, sách nghệ thuật, sách kỹ năng... Càng biết nhiều và hiểu nhiều về những người xung quanh, về chính bản thân và cuộc sống, càng có kiến thức xã hội, bạn càng dễ dàng thành công.

Đọc sẽ giúp tâm trí của bạn được kích thích và mở cơ hội cho ra những ý tưởng hay. Mỗi tác giả sẽ mang đến cho bạn hàng loạt ý tưởng và bạn hoàn toàn có thể áp dụng chúng trong cuộc sống.

Đi tiếp sức mùa thi

 

Dẫu rằng 4 năm đại học, bạn có tới 4 mùa hè để tình nguyện tuy nhiên, năm thứ nhất thực sự sẽ rất háo hức. Bạn vẫn giữ lại cho riêng mình sự ngưỡng mộ với các anh chị sinh viên tình nguyện đã từng giúp đỡ bạn khi đi thi. Và sau 1 năm, bạn đã có thể đứng ở vị trí đó, giúp đỡ cho những bạn học sinh lần đầu lên thành phố còn nhiều bỡ ngỡ.

Ăn hết những món quanh cổng trường

Nghe có vẻ hơi "tâm hồn ăn uống" nhưng điều này là thật đấy. Bạn có lẽ sẽ không muốn muốn rơi vào cảnh, lũ bạn ở trường khác sang thăm mà không biết đưa chúng nó đi đâu, ăn gì?

 

Có 1 sự thật mà ít ai biết rằng, mỗi khu vực trường đại học luôn có những quán xá với món ăn đặc trưng: Ngon - bổ - rẻ. Ăn để thưởng thức và trải nghiệm nhé.

Kỳ học đầu tiên của năm thứ nhất đã đi được 1 nửa chặng đường. Nếu không đứng dậy là làm những điều này, thì có thể bạn sẽ mất nhiều thời nhiều thời gian để đuổi theo đám bạn phía trước.

Nguồn: http://www.baomoi.com/7-dieu-ban-nen-lam-neu-la-sinh-vien-nam-nhat/59/15089480.epi

Chàng trai mồ côi đi từ bãi rác tới Đại học Harvard

on .

Cuộc sống nghèo khổ phải bới rác kiếm đồ ăn nhưng giấc mơ đi học vẫn luôn là khát khao cháy bỏng trong lòng cậu thiếu niên này.

Justus Uwayesu sinh ra ở vùng nông thôn phía đông đất nước Rwanda (một quốc gia nhỏ ở Châu Phi), mồ côi cả cha lẫn mẹ từ khi mới lên 3. Các nhân viên Hội chữ thập đỏ cứu sống cậu cùng 3 anh chị em khác của cậu và chăm sóc họ đến năm 1998. Tuy nhiên, khi số lượng trẻ mồ côi tăng chóng mặt, các nhân viên buộc phải gửi chúng về quê cũ.