NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

9 thử thách phải vượt qua khi bạn là sinh viên

on .

Khi trở thành sinh viên hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn nhiều khó khăn và thử thách. Đó sẽ là những điều bạn phải cố gắng vượt qua để có thể vươn tới thành công.

1. Cuộc sống và gia đình

Trong một cuộc sống xa nhà, bạn luôn phải đối mặt với đầy rẫy những khó khăn trước như chuyện xung đột với bạn bè trên lớp, bạn cùng phòng và thường xuyên nhất là nỗi nhớ nhà da diết, nhưng lại chẳng bao giờ nói ra vì sợ gia đình lo lắng.

2. Học tập và thi cử

Bạn sẽ không ít lần (nếu không muốn nói là thường xuyên) gặp phải sự căng thẳng trong quá trình học tập, vì áp lực của bài vở, của thi cử, của điểm số, rồi kết quả học tập và nhiều khi mơ hồ tự hỏi “liệu quyết định chọn trường của mình có đúng hay không?”



3. Vừa học vừa làm

Với các bạn sinh viên, học xa nhà và có hoàn cảnh gia đình không tốt, thì việc phải đi làm thêm ngoài giờ học cũng là một khó khăn lớn mà các bạn phải vượt qua. Khi bạn bè ầm ầm chia sẻ hình ảnh đầm ấm bên gia đình, còn bạn lại phải bươn chải để kiếm sống, bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác tủi thân. Nhưng với nhiều người, điều này lại là động lực để các bạn cố gắng học tập tốt hơn.

4. Tình bạn

Tình bạn luôn là một phần không thể thiếu của mỗi con người. Với sinh viên thì lại càng quan trọng, khi bạn đã lớn và có thể phải xa nhà nhiều hơn thì tình bạn sẽ là một thứ tình cảm bù đắp không nhỏ cho tình cảm gia đình. Nhưng tìm bạn không khó, có điều tìm được một người bạn “tri kỉ” để có thể chia sẻ tất tật mọi điều trong cuộc sống thì không dễ. Bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi mãi đi tìm mà không thấy một người bạn đúng nghĩa.

5. Sự hối tiếc

Trong quãng thời gian dài của đời sinh viên, chắc chắn bạn sẽ có nhiều sự hối tiếc. Tiếc vì sao không cố gắng thêm để kết quả học tập tốt hơn, tiếc vì sao không dậy sớm hơn để không đi làm muộn và bị đuổi việc, tiếc vì không thể ở cạnh gia đình, bạn thân vào những lúc họ cần mình chia sẻ nhất…

6. Ăn uống

Ăn uống cũng là một thử thách không nhỏ của sinh viên xa nhà. Những ngày cuối tháng tiền “cạn” phải ăn mì tôm trừ bữa. Những ngày đi học về muộn đói meo nhưng không đủ sức để đi chợ nấu cơm, lại ăn mì tôm trừ bữa. Những đêm ôn bài mờ mắt nhưng hết cơm lại ăn mì tôm trừ bữa. Điêp khúc mì tôm cứ vang mãi trong bài ca mang tên nỗi lo ăn uống.


7. Giá cả và chi tiêu

Vì tiền bạc hạn chế và giá cả đắt đỏ nên bạn phải đau đầu cho vấn đề về chi tiêu mua sắm. Bạn có thể phải chấp nhận đi xe hàng giờ ra chợ lớn để mua đồ rẻ hơn thay vì mua gần nhà. Bạn sẵn sàng chấp nhận chất lượng hàng hóa kém vì giá cả… Có thể khẳng định, tiền bạc chính là thử thách xuyên suốt tất cả các thử thách khác.

8. Những nỗi mặc cảm

Nỗi mặc cảm giữa sinh viên thành phố và sinh viên ngoại tỉnh. Nỗi mặc cảm về ngoại hình. Nỗi mạc cảm về giọng nói, thành tích học tập. Mặc cảm về gia đình, tiền bạc, giàu nghèo… Những nỗi mặc cảm là một trong những thử thách mà đời sinh viên sẽ phải vượt qua.

9. Học thêm

Hoàn cảnh xã hội ngày càng đòi hỏi con người phải giỏi nhiều thứ hơn. Ngoài chuyên môn, bạn phải học thêm các loại ngoại ngữ, kĩ năng sống, kĩ năng mềm, rồi đàn, rồi vẽ,… Những đòi hỏi này lại kéo theo một sự phân vân giữa việc xin hay không xin tiền của gia đình. Sự khó xử sẽ là áp lực khiến nhiều người sinh ra sự chán nản, bất cần.

Đây là một số trong vô cùng những khó khăn mà bạn sẽ gặp phải khi là sinh viên. Nhưng những khó khăn, thử thách sẽ là những trải nghiệm mà không phải ai cũng được trải qua. Hãy cố gắng vượt qua nó để trưởng thành hơn, để cứng cáp hơn, để sự thành công đáng quý hơn. Giống như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nói: “Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một đóa hoa.”
 
Nguồn: http://www.baomoi.com/9-thu-thach-phai-vuot-qua-khi-ban-la-sinh-vien/59/15140734.epi

ĐHQG TP.HCM công bố phương án tuyển sinh chính thức

on .

Chiều 15-10, ĐHQG TP.HCM công bố phương án tuyển sinh chính thức của trường, áp dụng năm 2015.

Theo TS Nguyễn Quốc Chính - trưởng ban đại học và sau đại học ĐHQG TP.HCM quá trình tuyển sinh của ĐH này gồm hai hợp phần: đánh giá năng lực và xét tuyển.

Để chụp ảnh đẹp hơn với điện thoại

on .

"Để chụp ảnh đẹp hơn bằng điện thoại - phần 1", chúng ta đã bàn về việc chọn chiếc điện thoại đúng ý và những yếu tố cơ bản cấu thành một bức ảnh. Phần này chúng ta bàn về một số chủ đề nhiếp ảnh mà camera điện thoại có thể làm được. Cái máy ảnh phụ thuộc sự dẫn dắt của người cầm sử dụng nó. Sự dẫn dắt khởi đầu bằng việc hiểu rõ và làm chủ nó, biết cách lấy nét, chọn góc chọn hướng sáng phù hợp, tìm kiếm khoảnh khắc, và đặc biệt là bạn phải biết mình muốn: chụp cái gì? Chụp chủ đề gì? Chụp với ý đồ gì? ... thì câu hỏi tiếp theo sẽ là "chụp cái đó như thế nào?"

Để chụp ảnh đẹp hơn bằng điện thoại - phần 1" , chúng ta đã bàn về việc chọn chiếc điện thoại đúng ý và những yếu tố cơ bản cấu thành một bức ảnh. Phần này chúng ta bàn về một số chủ đề nhiếp ảnh mà camera điện thoại có thể làm được. Cái máy ảnh phụ thuộc sự dẫn dắt của người cầm sử dụng nó. Sự dẫn dắt khởi đầu bằng việc hiểu rõ và làm chủ nó, biết cách lấy nét, chọn góc chọn hướng sáng phù hợp, tìm kiếm khoảnh khắc, và đặc biệt là bạn phải biết mình muốn: chụp cái gì? Chụp chủ đề gì? Chụp với ý đồ gì? ... thì câu hỏi tiếp theo sẽ là "chụp cái đó như thế nào?"

Với điện thoại, tiện ích rõ ràng nhất cho việc chụp ảnh đó là sự cơ động, gọn gàng, mang đi và chụp bất cứ chủ đề gì và ở đâu. Để có khung ảnh đẹp, ngoài việc lựa chọn góc sáng, kỹ thuật sử dụng thiết bị, việc chăm chút chủ đề chụp phù hợp để bạn có bức ảnh đẹp bằng điện thoại. Có thể phân 2 loại:

Vạn điều khác nhau giữa Tết xưa và nay khiến dân mạng "phì cười"

on .

Hình ảnh hai bà cháu bên chậu nước cây mùi già gội đầu, tẩy trần chiều tất niên; tiếng pháo nổ đì đùng, không khí rộn ràng của phiên chợ Tết hay cảnh gia đình quây quần gói bánh chưng, sum họp sáng ngày mồng một… tưởng như đã dần phai nhạt nay được tái hiện vô cùng sinh động qua bộ tranh “Tết xưa Tết nay” đang gây sốt trong giới trẻ.

Những nét đẹp rất hoài cổ của Tết xưa được đan xen so sánh khéo léo với hình ảnh Tết nay trong cuộc sống hiện đại và đầy tính thời sự.

Làm quen với cách học Đại học

on .

Hầu hết tân sinh viên (SV) đều ngỡ ngàng trước cách học ở trường đại học. Nếu muốn đạt kết quả tốt trong học tập, mỗi SV đều phải tìm hiểu và thích nghi.

Phải tự học

Giáo sư Trần Văn Giàu từng nói “Đại học là tự học”. Đó là khác biệt lớn nhất giữa phương pháp học của THPT với phương pháp tiếp cận kiến thức của bậc đại học. Ngày đầu bước chân vào giảng đường, nhiều SV hết sức ngỡ ngàng vì giảng đường quá lớn và SV thì quá đông. Nhiều người tự hỏi làm thế nào để nghe được lời thầy giảng và ghi chép được toàn bộ lời thầy nói?