NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

5 sự khác biệt giữa học sinh và du học sinh ngày tết

on .

Du học sinh Việt luôn có những điểm thiệt thòi vào ngày Tết so với bạn bè đồng trang lứa đang ở quê nhà. Họ khó có thể cảm nhận không khí, nhận nhiều lì xì vào năm mới.

Học sinh tại Việt Nam và các bạn trẻ xa gia đình, đi học ở nước ngoài luôn có những điểm khác biệt cơ bản khi đón Tết. Nếu như ở nhà, mọi người được nghỉ nhiều ngày trong dịp năm mới thì du học sinh vẫn phải đi học, ôn thi bình thường.

Hướng dẫn sử dụng YouTube: 3 cách xem thống kê

on .

Bạn chưa thể được coi là thông thạo YouTube chừng nào chưa biết cách xem thống kê lượng khán giả của mỗi đoạn video mình đăng tải lên…

Xem thống kê lượng khán giả của mỗi đoạn video là một kỹ năng sử dụng YouTube nâng cao. Kỹ năng này cần thiết hơn cho những ai hay chia sẻ video lên YouTube hoặc hơn thế là lập ra kênh YouTube cho riêng mình, bởi những đoạn video của người khác có thể có hoặc có thể không mở thống kê công khai.

Dù sao bạn sẽ chưa thể được coi là thành thạo YouTube nếu chưa biết cách xem thống kê. Vì thế ICTnews sẽ hướng dẫn liền 3 cách xem thống kê lượng khán giả cho video YouTube của bạn.

Hướng dẫn sử dụng YouTube: 3 cách xem thống kê

+ Cách 1

Bước 1 : Ngoài giao diện chính tài khoản YouTube của bạn, hãy bấm vào ảnh đại diện góc trên bên phải và chọn Creator Studio.

Top 8 mạng xã hội phổ biến có sức lan tỏa lớn nhất hiện nay

on .

Mạng xã hội là một cụm từ không còn xa lạ đối với những người dùng công nghệ ngày nay. Bất cứ nơi đâu, bất cứ phương tiện nào, người dùng cũng có thể dễ dàng truy cập vào Facebook, Instagram... là những mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay.

Facebook

là một dịch vụ ra mắt vào tháng 2 năm 2004, do Facebook.Inc điều hành. Tính đến tháng 6 năm 2012, Facebook đã có hơn 955 triệu người dùng, hơn một nửa trong số này sử dụng Facebook trên thiết bị di động.

Người sử dụng phải đăng ký trước khi sử dụng website, sau đó họ có thể tạo một hồ sơ cá nhân, kết bạn, trao đổi tin nhắn và gồm cả các thông tự động khi họ cập nhật của mình.

Hết thời xài Viber, Wechat… miễn phí?

on .

Không cấm các doanh nghiệp ở nước ngoài cung cấp ứng dụng OTT nhưng lại đặt ra điều kiện “bất khả thi”.

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa đưa ra một dự thảo khiến nhiều người dùng “điêu đứng” vì lo ngại sắp tới đây có thể chẳng còn ứng dụng để nhắn, gọi miễn phí nữa. Nhiều người lo lắng lúc đấy phải trả bộn tiền cho việc nhắn tin, gọi điện thoại, nhất là nhắn, gọi ra nước ngoài.

Phải đa dạng mới dùng được

Lâu nay người dùng di động có thể gọi nhau miễn phí bằng cách sử dụng các ứng dụng như Viber, Zalo, Wechat, Line, Tango, Skype... (gọi chung là ứng dụng OTT).

Anh Quý Nguyên là người Việt đi làm tại Quảng Châu (Trung Quốc), khi về Việt Nam tìm bạn hàng, anh vẫn thường liên lạc với người ở Quảng Châu bằng ứng dụng Wechat. “Người ở Quảng Châu chỉ cài được Wechat, không xài ứng dụng khác được. Đặc điểm của tiếng Hoa là phải bấm khá nhiều ký tự mới ra một chữ nên nhắn tin bằng chữ rất tốn thời gian, hầu hết chúng tôi đều gọi trực tiếp hoặc gửi tin nhắn thoại. Wechat thì khá tốt về phần thoại, gửi bao nhiêu tin thoại vẫn nghe tốt. Bạn hàng ở Mỹ thì chỉ xài Line thôi, 10 người tôi cần liên hệ thì hết chín là xài Line” - anh Nguyên kể.

Anh Nguyên cũng cho biết anh vẫn cài một số ứng dụng OTT khác như Viber, Zalo để tiện liên lạc với người ở Việt Nam. Tuy nhiên, anh chê “nhắn thoại bị báo lỗi, gọi nhau thì nghe chập chờn, chữ được chữ mất”.

Giả sử không được dùng các ứng dụng này thì sao? Anh Nguyên cho rằng có lẽ phải trao đổi qua email chứ bên A chặn ứng dụng của B, bên B chặn lại ứng dụng của A thì người dùng hai bên làm sao xài được!

Dự thảo ứng dụng OTT chỉ áp dụng cho dịch vụ gọi và nhắn tin trên nền internet chứ không ảnh hưởng đến nội dung ứng dụng mạng xã hội. Ảnh: HTD

Vì sao người Nhật giành nhiều giải Nobel khoa học?

on .

Chính phủ Nhật coi khoa học kỹ thuật là công cụ
chủ yếu để xây dựng đất nước
Cũng như năm 2008, toàn bộ giải Nobel Vật lý năm nay vào tay người Nhật. Như vậy từ năm 1949 cho tới nay đã có 22 người Nhật được trao giải Nobel,trong đó có 19 giải Nobel khoa học.