Nghề "độc" ở miền Tây

on .

Nghề săn chuột, rắn, ếch hoạt động quanh năm, tuy nhiên thời điểm nhộp nhịp là khi nước tràn đồng. Nghề này được xem là “cần câu cơm” cho những người ít đất, làm thuê.

Tuy nhiên, để làm được đòi hỏi cánh "thợ săn" phải quen dần cảnh trắng đêm, cũng như thường xuyên đối mặt với những hiểm họa khó lường, đôi khi đánh đổi cả mạng sống.

Một chuyến đi săn

Nghề săn chuột (ở xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã có cách nay hơn 40 năm, nhưng chưa bao giờ lại phát triển rầm rộ như hiện tại. Ngày trước, "thợ săn" chỉ hơn chục người, nhưng mấy năm nay số lượng đã ngoài một trăm.

5 món ăn đường phố cho buổi chiều lang thang ở Phú Yên

on .

Đến với Phú Yên, ngoài việc được tận hưởng khung cảnh hoang sơ, bạn còn có thể thưởng thức những món ăn bình dân, đặc trưng của xứ biển.

Ngoài các món hải sản nổi tiếng của miền biển như tôm, cua, cá, mực bạn nên thưởng thức các món ăn vặt như bánh xèo hải sản, bắp nướng hay bánh cuốn nóng khi du ngoạn Phú Yên.

Bánh xèo hải sản

Khác với bánh xèo miền Tây, loại bánh này ở Phú Yên có kích thước vừa phải. Món ăn làm từ bột gạo tẻ ngâm nước, xay nhuyễn. Khi tráng bánh, người thợ nhanh tay múc từng vá bột đổ vào khuôn sau đó cho thêm giá sống, hẹ và nhân tôm, mực vào bên trong. Bánh được chiên đến khi giòn và chấm mắm nêm hoặc nước mắm chua ngọt.

Duyên nợ bánh ướt miền Trung

on .

Dọc dài khắp các miền quê ở nước ta, có rất nhiều món ăn thuộc hàng dân dã nhưng hết sức độc đáo, và một trong những món ngon để lại ấn tượng với nhiều người là bánh ướt.

Với người miền Trung, bánh ướt là món ăn khá phổ biến. Tiền thân của bánh ướt bắt nguồn từ cách làm bánh tráng. Tuy nhiên, sau này với những người làm bánh ướt chuyên nghiệp và đã trở thành thương hiệu nổi tiếng cả nước như ở Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định thì cách làm có phần công phu, khéo léo và tinh tươm hơn.

Mùa cá linh ven biên giới

on .

Dọc tuyến biên giới An Giang mùa lũ lên, người dân đầu nguồn chộn rộn thu hoạch cá linh, dù con nước năm nay không như kỳ vọng.

Đầu mùa lũ, ông năm Hải ở xã Vĩnh Hội Đông (An Phú) bỏ 350 triệu đồng để được trúng thầu luồng đáy, với hi vọng sẽ trúng nhiều cá. Tuy vậy, cả tháng nay, mỗi ngày, luồng đáy của ông chỉ “chạy” được khoảng 300kg (giảm 500-600kg so các năm trước).

Đi săn cua đồng tại miền Tây mùa nước lũ

on .

Cua đồng miền Tây thường có quanh năm, nhưng nhiều nhất là khi đồng ruộng vào mùa nước lũ, rộ lên từ khoảng tháng Bảy đến tháng Mười một. Đây cũng là mùa của bà con vùng lũ ra đồng săn cua.

Trước đây loài cua này chỉ có người nghèo đi săn bắt về, chế biến trong các bữa cơm đạm bạc ở vùng đồng quê xa, ít chợ. Nhưng ngày nay con cua đồng miền Tây lại được những người nội trợ nhắc tới nhiều, coi là thứ “đặc sản” vì nó là món quà của “trời ban”, mang “hương đồng gió nội”.